Cập nhật:  GMT+7

Để cồng chiêng vang mãi

Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, là nơi sinh sống lâu đời của người S’tiêng và M’nông. Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng và M’nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật trình diễn cồng chiêng là điển hình nhất. Việc bảo tồn nghệ thuật trình diễn cồng chiêng không chỉ phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.

Nét đẹp di sản

Nghệ thuật trình diễn cồng chiêng được người S’tiêng, M’nông gọi là Goong Xơn Gănt. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO tôn vinh là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”; năm 2008 chính thức nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là danh hiệu thứ hai của Việt Nam.

Để cồng chiêng vang mãi

Các nghệ nhân trình diễn chiêng trong lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Nghệ thuật trình diễn cồng và chiêng khác nhau. Đối với chiêng, người trình diễn thường ở tư thế khom lưng. Đánh chiêng phải dùng cả 2 tay, 1 tay nắm chặt và đánh ở mặt trước, 1 tay xòe ra, áp lòng bàn tay vào mặt sau của chiêng, 2 tay phải phối hợp nhịp nhàng thì chiêng mới phát ra âm thanh chuẩn và theo ý muốn của người trình diễn. Mỗi bài có tiết tấu khác nhau nên người trình diễn phải am hiểu để phối hợp nhịp tay, nhịp chân và giữa các thành viên trong đội. Đối với cồng, người trình diễn sẽ dùng dùi. Dùi được thiết kế bằng cao su để tạo âm và độ vang tốt, khi trình diễn không làm núm của cồng bị móp. Trong trình diễn cồng thường đi kèm với trống, người đánh trống sẽ đi đầu và giữ nhịp cho cả đội.PGS.TS, giảng viên cao cấp Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường đại học Tây Nguyên cho biết: “Cồng chiêng của người S’tiêng, M’nông có từ bao giờ vẫn luôn là câu hỏi chưa có lời giải, chỉ biết rằng cồng chiêng đã tồn tại lâu đời, đồng hành với lịch sử phát triển của người S’tiêng, M’nông. Cồng chiêng không chỉ có ý nghĩa về âm nhạc mà còn được coi là “hồn thiêng của dân tộc”, là “bản sắc”, “cội nguồn” cần trân trọng, gìn giữ và phát huy. Những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, cồng chiêng đang đứng trước nguy cơ mai một. Song song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc của văn hóa cồng chiêng”.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Huyện Bù Đăng hiện có 13 đội cồng chiêng với khoảng 70 nghệ nhân biết nghệ thuật trình diễn cồng chiêng. Không như các loại hình nghệ thuật khác, trình diễn cồng chiêng mang ý nghĩa nghi lễ và tâm linh. Tuy nhiên hiện nay, việc trình diễn cồng chiêng không còn phổ biến trong các hoạt động văn hóa cộng đồng nữa, việc truyền dạy cho thế hệ kế tục cũng gặp nhiều khó khăn. Nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, những năm gần đây, huyện Bù Đăng đã khảo sát, củng cố các đội cồng chiêng, xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện và trình diễn tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức hơn 150 chương trình trình diễn cồng, chiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, ở các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, huyện đã đưa đội trình diễn cồng chiêng của sóc Bom Bo tham gia chương trình giao lưu văn hóa dân tộc với văn hóa Hàn Quốc và lưu diễn tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội). Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số, phục dựng lễ hội truyền thống. Cụ thể, đã có khoảng 50 tiết mục trình diễn cồng chiêng được trình diễn tại các liên hoan, lễ hội. Phối hợp xây dựng 14 phóng sự về nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của người S’tiêng, M’nông và phối hợp chế tác bộ cồng, chiêng lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo ngành văn hóa nghiên cứu xây dựng mô hình “làng văn hóa động” tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, phát triển nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời đưa nghệ thuật trình diễn cồng, chiêng của người S’tiêng, M’nông thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện, để cồng chiêng mãi ngân vang.

TK (Theo baobinhphuoc.com.vn)


TK (Theo baobinhphuoc.com.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ấn tượng làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo

Ấn tượng làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo
2024-06-20 14:28:00

Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) của người Mơ Nâm (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) nằm giữa một khu vực giữa bốn bề là rừng núi còn...

Sức hút của sản vật

Sức hút của sản vật
2024-06-20 10:09:00

Giá trị và sức hút của sản vật Tây Nguyên là hiển nhiên, điều không cần phải bàn cãi. Tuy thế, khai thác được những tiềm năng ấy cho thật hiệu quả, để một mặt nâng cao giá trị...

Thú vị với hồ Tây giữa lòng cao nguyên

Thú vị với hồ Tây giữa lòng cao nguyên
2024-06-20 10:02:00

Tham quan hồ Tây, thuộc thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là chuyến đi thú vị, tuyệt vời nhất trong những chuyến du lịch mà tôi đã từng trải nghiệm. Hồ Tây đã đọng...

Vẻ đẹp Mũi Yến

Vẻ đẹp Mũi Yến
2024-06-18 16:02:00

Cách TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 40km, Mũi Yến thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình là một trong những điểm du lịch mới lạ, thu hút những người yêu thích khám phá...

Rừng dừa bảy mẫu - vẻ đẹp của sự giao thoa

Rừng dừa bảy mẫu - vẻ đẹp của sự giao thoa
2024-06-18 15:23:00

Cách phố cổ không xa, khoảng 3km, thế nên ai nấy đều ngạc nhiên khi vừa đi bộ một đoạn ngắn từ đường lớn đến bờ sông đã thấy hiện ra trong tầm mắt bát ngát những rặng dừa nước....

Du lịch mở ra nhiều triển vọng cho phụ nữ

Du lịch mở ra nhiều triển vọng cho phụ nữ
2024-06-18 15:12:00

Du lịch cộng đồng tại Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã và đang góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho cư dân...

Quy Nhơn - Thiên đường biển vẫy gọi

Quy Nhơn - Thiên đường biển vẫy gọi
2024-06-18 09:55:00

Du lịch Bình Ðịnh năm nay dự báo tiếp tục tăng trưởng, với lượng khách đến “thiên đường biển” Quy Nhơn - Bình Ðịnh sẽ tăng cao trong dịp hè, khi tỉnh tổ chức chuỗi sự kiện du...

Con gà trong đời sống người Tày ở Cao Bằng

Con gà trong đời sống người Tày ở Cao Bằng
2024-06-18 09:50:00

Trong đời sống văn hóa người Tày ở Cao Bằng, gà là con vật gần gũi và thân thiết với con người, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long