{title}
{publish}
{head}
Sa Pa (Lào Cai), điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa đặc sắc. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm tắm lá thuốc độc đáo của đồng bào người Dao Đỏ, với những loài cây thảo dược quý hiếm mọc trên núi cao.
Người Dao Đỏ sinh sống ở những khu vực núi cao, gần gũi với thiên nhiên, nơi thảm thực vật phong phú. Cuộc sống gắn liền với núi rừng nên họ có nhiều am hiểu về các loại cây thuốc trên rừng và kinh nghiệm sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Khi du lịch phát triển, thuốc tắm của người Dao Đỏ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo bậc nhất tại đây.
Tới Sa Pa bạn sẽ gặp rất nhiều biển hiệu quảng cáo có dòng chữ như: tắm lá thuốc Dao Đỏ, ngâm chân lá thuốc, thuốc tắm Dao Đỏ... Để có trải nghiệm hoàn hảo về tắm lá thuốc, bạn hãy đến Tả Phìn, nằm cách trung tâm thị xã khoảng 12km.
Ngay từ đầu bản, du khách đã ấn tượng với những thửa ruộng bậc thang, những nếp nhà gỗ truyền thống, những người phụ nữ ngồi thêu thùa thổ cẩm...Với mục đích tìm hiểu về thuốc tắm người Dao Đỏ, chúng tôi đã trò chuyện, dò hỏi nhiều chị em và một số hộ kinh doanh sản phẩm thuốc tắm người Dao Đỏ tại đây.
Và chúng tôi được biết, đã từ rất lâu rồi các thế hệ người Dao Đỏ từ đời này sang đời khác truyền lại cho nhau (chỉ truyền cho phụ nữ) một bài thuốc tắm từ các loại thảo mộc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Hầu hết người Dao đều có thói quen sinh hoạt là tắm thuốc bằng nước nóng quanh năm.
Những bài thuốc tắm khác nhau thường có công thức khác nhau được trộn lẫn từ nhiều loại thuốc. Một công thức pha chế ít nhất cũng cần 10 loại thuốc khác nhau, nhiều bài thuốc phức tạp còn cần nhiều hơn, có loại đặc biệt cần đến 120 loại. Mỗi loại thảo dược để phát huy tốt nhất công dụng phải có cách sơ chế khác nhau. Có loại được phơi hoặc sao khô đúng cách, hoặc sử dụng tươi mới cho kết quả sử dụng tốt nhất. Một số loại cây thuốc chính như: cây cơm cháy, cây hoa ông lão, cây chùa dù, cây màng tang, cây liên đằng hoa nhỏ. Có một điểm đặc biệt là theo kinh nghiệm của người Dao ở đây, tắm thuốc người Dao Đỏ phải sử dụng thùng tắm làm bằng gỗ pơ mu. Vì gỗ pơ mu có mùi thơm rất dẽ chịu và khi cộng hưởng cùng nước thuốc tắm nóng thì sẽ phát huy hết được những công dụng của các bài thuốc.
Thuốc tắm người Dao Đỏ có các công dụng chính như: Giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, nhanh lấy lại vóc dáng, phòng và ngăn ngừa các bệnh hậu sản; Tác dụng dưỡng da, giúp da săn chắc, hồng và mịn; Tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể sảng khoá, ngủ sâu giấc; Giảm đau nhức cơ xương, đau thần kinh tọa; Giảm và tẩy mùi khó chịu trên da.
Đối tượng sử dụng Lá Tắm Thuốc Người Dao Đỏ: Phụ nữ sau sinh; Người đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, mồ hôi chân tay ra nhiều, hôi chân; Người làm việc trong môi trường áp lực, stress; Người bị mụn nhọt mẩn ngứa, sử dụng thường xuyên giúp da sáng đẹp, mềm mại.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc tắm người Dao đỏ: Người say rượu, bia không nên sử dụng; Phụ nữ có thai hoặc đang kỳ kinh nguyệt; Nếu đang tắm thấy nâng nâng, lảo đảo, buồn ngủ... thì nên dừng tắm, nghỉ ngơi 15- 20 phút thì cơ thể sẽ chở lại bình thường.
Du khách trải nghiệm và khám phá thuốc tắm của người Dao Đỏ.
Sau bao năm chỉ lưu truyền trong cộng đồng người Dao Đỏ sống trên những ngọn núi cao, bài thuốc tắm bảo vệ sức khoẻ cổ truyền của người Dao đỏ giờ đã trở thành một sản phẩm du lịch quý và lạ. Đây là một sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc vùng cao, tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Sa Pa với du khách bốn phương. Với những công dụng tuyệt vời như vậy của các bài thuốc tắm truyền thống người Dao, du khách khi đến với Sa Pa hay bản Tả Phìn nên trải nghiệm sản phẩm du lịch này ít nhất một lần. Du khách nên kết hợp tham quan du lịch bản Tả Phìn và tắm lá thuốc trực tiếp tại nhà dân và tận hưởng không gian thanh bình, yên tĩnh. Bạn cũng có thể mua những sản phẩm nước tắm thành phẩm của công ty Sa Pa Napro để mang về làm quà hay sử dụng tại nhà. Chúc các bạn có những trải nghiệm khó quên tại Lào Cai.
TK
(Theo baolaocai.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Ngày 5/3, chính quyền phương Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thông tin: Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục cho Ủy ban nhân dân phường Tương Bình...
Được trao 2 giải thưởng quốc tế lớn về kiến trúc và cảnh quan, tháp Nghinh Phong một lần nữa khẳng định giá trị độc đáo, là biểu tượng mới của thành phố trẻ Tuy Hòa năng động,...
"Tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của tuyến du...
Thực hiện chủ trương của Trung ương về chiến lược biển Việt Nam, trong đó có Nghị quyết số 36-NQ/TW (ngày 22/10/2018) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam...
Hầu hết tất cả các hoạt động du lịch (DL) ở tỉnh Bến Tre đều được xây dựng trên nền khai thác giá trị văn hóa và tài nguyên bản địa. Tham quan di tích, trải nghiệm đời sống,...
Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Giáy trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu tích cực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống theo hình thức...
Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm khoảng 50% trong cơ cấu GRDP; trong đó, du lịch - dịch vụ sẽ là ngành kinh tế...
“Em ơi hãy đến thăm/Quê hương anh Thái Bình/Về tắm biển Đồng Châu/Khi chiều về sóng vỗ...” những lời ca của bài hát “Anh hãy về quê em” đã trở thành lời mời gọi, đưa biết bao...
Việc hợp tác với 8 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới góp phần thúc đẩy du lịch của Hải Dương phát triển.
Tháp Bánh Ít, còn có tên là tháp Bạc (tiếng Pháp là Tour d’argent), trong tiếng J'rai là Yang Mtian là một cụm tháp cổ Chăm Pa, thuộc thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy...