{title}
{publish}
{head}
Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn Lĩnh, nơi đây khí hậu mát mẻ, kiến trúc làng bản còn giữ nguyên nét truyền thống với nhiều phong tục, tập quán đặc sắc. Đặc biệt khi tới đây vào mùa lúa, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống thanh bình của vùng cao.
Xà Phìn cùng với 3 thôn khác là Mào Phìn, Nặm Tẹ, Nà Màu đều nằm dưới dải núi hùng vĩ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển. Các bản nhỏ này quanh năm sương mù bao phủ, nhất là vào buổi sáng và chiều tối, không khí luôn mát mẻ, thoáng đãng. Địa hình có độ dốc cao đã tạo tác cho Xà Phìn những thửa ruộng bậc thang trải dài ngút tầm mắt.
Từ bao đời nay, lúa và những thửa ruộng bậc thang có vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hóa của đồng bào nơi đây. Cây lúa nuôi bao thế hệ người Dao khôn lớn, làm bạn với họ trong những đêm trăng hẹn hò và xuất hiện trong các nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng cộng đồng. Không chỉ là cây lương thực mà cây lúa đã góp phần tạo nên nét mềm mại, giản dị mà phóng khoáng của con người nơi đây.
Du khách tham quan, trải nghiệm tại thôn Xà Phìn.
Mùa lúa ở Xà Phìn thường muộn hơn các vùng khác. Cấy vào giữa tháng 6, đầu tháng 7 và cho thu hoạch vào trung tuần tháng 10. Nếu du khách chưa có dịp đến Hoàng Su Phì danh thắng ngắm mùa lúa chín thì có thể đến với Xà Phìn, cách trung tâm thành phố Hà Giang chỉ khoảng 25 cây số. Diện tích rộng, độ dốc lớn lại nằm trên độ cao hơn 1.000 m, không khí thoáng đãng khiến những thửa ruộng bậc thang ở Xà Phìn đẹp không kém những nơi khác. Đến với Xà Phìn mùa lúa xanh, ngắm vẻ đẹp của cây lúa trên những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn để đắm say với thiên nhiên hùng vĩ và thấu hiểu sự kiên cường, sáng tạo của con người trong lao động sản xuất.
Thôn Xà Phìn có hơn 50 hộ người Dao sinh sống, kiến trúc chủ yếu là nhà sàn mái cọ, nhà được cất trên những gò đất thấp, trong các thung lũng gần ruộng nước. Đồng bào ở đây cho biết do độ ẩm cao, mát mẻ quanh năm, mỗi tháng có đến trên dưới 20 ngày mưa nên tạo điều kiện rất thuận lợi để rêu tồn tại và sinh sôi. Khoảng 5 năm thì mái nhà sẽ có rêu, thông thường rêu mọc nhiều từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau, cứ sau 15 ngày thì lụi rồi lại mọc lớp mới xanh tốt. Qua thời gian, những ngôi nhà sàn của người Dao lại mang vẻ đẹp cũ kỹ, mái phủ rêu phong tạo cảm giác yên bình, thư thái của một bản làng miền núi.
Ông Đặng Văn Háu, Trưởng thôn Xà Phìn chia sẻ: “Nhà mái rêu phù hợp với thời tiết nơi đây, trước đây nhiều gia đình lợp mái nhà bằng tôn, nhưng nhiều năm trở lại đây họ quay lại lợp mái cọ, vừa phù hợp với thời tiết, vừa gìn giữ bản sắc. Những năm qua, người dân địa phương đã biết tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên cùng những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Đã có nhiều lượt du khách đến tham quan và trải nghiệm. Từ đó, đời sống của nhân nhân được nâng lên rõ rệt”.
Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Xà Phìn ở lưng chừng núi cao đã nhiều đời nay. Sống ở đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng người Dao ở Xà Phìn luôn chịu thương chịu khó, biết làm ruộng bậc thang, mỗi năm cấy một vụ lúa có thóc ăn quanh năm, biết nuôi cá Hồi để bắt kịp nhu cầu thị trường, biết trồng Thảo quả dưới tán rừng để thoát nghèo và đặc biệt biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng chè Shan tuyết phát triển kinh tế.
Là thôn hội tụ đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, thôn Xà Phìn đang tích cực trong định hướng xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng, từng bước đưa du lịch trở thành thế mạnh phát triển.
TK
(Theo baohagiang.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Khách đi du lịch thường có nhu cầu kết hợp mua sắm tại các điểm đến. Ở Huế, những ngôi chợ truyền thống và nổi tiếng không chỉ là địa chỉ mua sắm yêu thích mà còn là điểm dừng...
Mạch nguồn suối nước nóng Tây Viên (xã Sơn Viên, Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), bao đời nay âm thầm sôi sục, khói quyện bảng lảng giữa đất trời trung du. Hình như, cảnh cũng như...
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang chú trọng xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Trên cơ sở quán triệt và nhận thức sâu sắc Nghị quyết số 33 ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất...
Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng...
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản...
Có tới 80,5% khách du lịch đến Yên Bái để khám phá cảnh quan; tìm hiểu trải nghiệm văn hóa chiếm 72,7%, tham quan danh lam, thắng cảnh chiếm 35%, cải thiện sức khỏe tinh thần...
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu...
Khi xã hội có quá nhiều sức hút từ những dòng sản phẩm không mang tính truyền thống, không chỉ làng nghề gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc mà tất cả các làng...