{title}
{publish}
{head}
Đình Phục Cổ - xã Minh Hoà, huyện Yên Lập là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thờ Vua Quang Trung và thất vị đại vương. Hàng năm đình Phục Cổ có 4 ngày cầu: Lễ hội thường niên (ngày 15/1 âm lịch); Lễ cầu hạ điền (1/5 âm lịch); Cầu chính (ngày 5-6/11 âm lịch) và Lễ đóng cửa rừng (ngày 25/12 âm lịch). Lễ cầu chính là ngày lễ quan trọng được chính quyền và nhân dân duy trì tổ chức hàng năm, thể hiện lòng thành kính tri ân các bậc tiền nhân và cũng để cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, cây cối tươi tốt...
Lễ rước kiệu tại lễ cầu chính Đình Phục Cổ.
Ngày cầu chính (ngày mùng 5-6/11, âm lịch): Dân làng gọi là ngày Vua Quang Trung. Trong đó, ngày mùng 5 là ngày cáo, đại lễ và rước lễ được tổ chức vào ngày mùng 6. Theo tục lệ, từ sáng sớm, dân làng tổ chức rước kiệu từ đình đến nhà ông Thổ (khu 9), rước lễ vật ra đình và tiến hành tế lễ theo nghi thức truyền thống của địa phương. Lễ vật gồm: Lễ thủy thần (lễ vật là trứng, xôi, rượu); lễ thần linh (lễ vật là gà, xôi, rượu); lễ mộc thụ (lễ vật là thịt lợn, xôi, rượu); lễ ngũ vị sơn thần (lễ vật là 5 con cá và xôi). Sau phần tế lễ có tổ chức các trò chơi dân gian như: Ném còn, đẩy gậy, đu trà, hò đu, đánh cồng chiêng, hát ví, hát rang của đồng bào Mường, kéo co. Trong đó hò đu, đẩy gậy và kéo co là những hoạt động đặc sắc thu hút động đảo sự tham gia của mọi người, chủ yếu là giới trẻ.
Phần lễ tế thần được tổ chức theo nghi thức cổ.
Hò đu là đối đáp giao duyên. Giữa khoảng đất rộng dân làng dựng một cây đu gồm bốn cột vững chãi, trục đu dài từ 3m-4m. Ban giám khảo sẽ căn cứ vào danh sách đăng ký của các bản, để ghép các đôi hò đu với nhau; chia làm 3 cặp, mỗi cặp một nam, một nữ. Bản nào đứng chủ thi là nữ, khách mời là nam. Nam, nữ được chọn phải là những người chưa vướng bận gia đình, có thanh, có sắc, đảm đang việc nhà, giỏi việc làng, có tài ứng khẩu, thông minh, lanh lợi. Sau khi bắt thăm thì khán giả sẽ đứng dạt sang hai bên cùng những tiếng hò reo để cổ vũ cho đội mình khi cuộc đua tài bắt đầu. Thi hò đu loại trực tiếp, người thắng cuộc sẽ đi tiếp vào các vòng sau. Vào cuộc thi chủ nhà được quyền đưa ra những câu hỏi, câu đố để đội khách trả lời. Các vế đối thường là những câu hỏi về quê quán, gia cảnh, việc làm, tính nết... Sau những buổi hò đu các đội trai, gái thấu hiểu nhau hơn, có nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng.
Dân làng chuẩn bị lễ vật.
Cùng với hò đu, tích xưa cũng lưu lại, trong ngày cầu chính, dân làng còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đẩy gậy, kéo co thu hút sự tham gia của đông đảo của các vận động viên, cổ động viên. Đặc biệt, thi đấu trong ngày lễ hội của làng, dù thắng hay thua các đội đều vui mừng, phấn khởi, hồ hởi khoác tay nhau để cùng nâng chén rượu mừng, đó chính là nét đẹp trong văn hóa của ngày hội, giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các bản làng, giờ là các khu dân cư.
Cụ thủ từ làm lễ cầu cho các dòng họ trong làng.
Đồng chí Nguyễn Văn Tiếp - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hòa, Trưởng Ban quản lý đình Phục Cổ cho biết: Năm nay, lễ hội cầu đình Phục Cổ được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Ngoài phần lễ tế thần được tổ chức theo nghi thức cổ, phần hội gồm: Biểu diễn giao lưu văn nghệ giữa các khu dân cư, các trường học trên địa bàn và một số địa phương lân cận; tổ chức thi đấu môn bóng chuyền hơi nữ, bóng chuyền da nam và các môn thể thao truyền thống như kéo co, bắn nỏ... Kinh phí tổ chức từ nguồn kinh phí của đình và các nguồn xã hội hóa khác. Việc tổ chức lễ cầu đình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và góp phần quảng bá các giá trị của khu di tích cũng như gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Thi đấu bóng chuyền hơi nữ tại ngày hội.
Thi đấu bóng chuyền da nam thu hút đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ.
Thi đấu môn kéo co giữa các khu dân cư trên địa bàn xã.
Có thể thấy, cuộc sống ngày càng phát triển nhưng những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được chính quyền và nhân dân xã Minh Hòa bảo tồn, lưu giữ từ đời này sang đời khác. Từ đó, đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc của địa phương mà không phải nơi nào cũng có được.
Vĩnh Hà
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản...
baophutho.vn Vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước, Phú Thọ có vốn văn hóa ẩm thực độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc...
baophutho.vn Việc kết hợp phát triển hoạt động sản xuất, chế biến chè với phát triển mô hình du lịch sinh thái, cộng đồng đang mang lại “lợi ích kép” cho...
baophutho.vn Ngày 10/12, tại Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế lần thứ 11 năm 2023, Phú Thọ tham gia trưng bày hơn 20 sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản...
baophutho.vn Ngày 6/12, tròn 11 năm kể từ khi tổ chức UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại...
baophutho.vn Ngày 4/12, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch Tây Bắc – TP Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động...
baophutho.vn Phú Thọ vẫn được coi là thủ phủ của cọ, cây cọ tập trung nhiều nhất ở các huyện như: Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba. Không chỉ mang lại...
baophutho.vn Thời gian gần đây, du lịch Tân Sơn dần trở thành điểm dừng chân quen thuộc trên bản đồ du lịch của vùng Đất Tổ. Không chỉ có điểm đến lý tưởng,...
baophutho.vn Có dịp về với mảnh đất Yên Lập, du khách đều không khỏi tò mò, ngỡ ngàng khi đi qua ngôi đền tọa lạc trên vách núi đá, bên con đường uốn lượn...
baophutho.vn Trong hai ngày 27-28/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đón đoàn Presstrips sáng tác ảnh và xây dựng video quảng bá du lịch Long Cốc...
baophutho.vn Vườn Quốc gia Xuân Sơn từ nhiều năm nay đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những du khách muốn trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng, tham quan lý...