Cập nhật:  GMT+7

Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Cao nguyên Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những cảnh quan đẹp như tranh, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khiến Sìn Hồ được ví như Sa Pa thứ 2 của Tây Bắc. Những lợi thế này đang thúc đẩy nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao, Thái... sinh sống. Với độ cao trung bình hơn 1.500m so với mực nước biển, khí hậu ở cao nguyên Sìn Hồ mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 18 độ C, khí hậu của 4 mùa luân chuyển trong ngày, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch.

Sìn Hồ có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: thác Nậm Lúc, núi Đá Ô, động Ông tiên, đồi chè cổ... Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. Du khách đến đây có thể thưởng thức: cơm lam, thịt trâu gác bếp, rượu ngô, tắm thuốc... và mua những sản phẩm đặc trưng như: thổ cẩm, gạo nếp nương, mật ong rừng, sâm Lai Châu...

Giàu tiềm năng nhưng để khai thác hiệu quả, Sìn Hồ cần sự vào cuộc đồng bộ của các bên, từ trung ương đến địa phương, để tạo cơ chế chính sách thông thoáng và thu hút các nhà đầu tư lớn. Theo bà Lý Thị Na - Quyền Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, huyện đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh Sìn Hồ đến với du khách trong và ngoài nước. Tương lai gần huyện Sìn Hồ sẽ trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách và các đơn vị làm du lịch trong khu vực.

Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Có dịp ghé thăm Sìn Hồ, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội ngắm vẻ đẹp thác Nậm Lúc (xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ).

Du khách muốn khám phá cao nguyên Sìn Hồ giờ đây đã thuận lợi hơn trước nhiều nhờ hệ thống đường giao thông được nâng cấp, sạch, đẹp. Ngoài ra có thể chọn lựa nhiều loại phương tiện cá nhân như: xe máy, xe đạp hoặc ôtô tới trung tâm các xã, bản... để trải nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc. Tỉnh lộ 129 dẫn từ thành phố Lai Châu tới trung tâm thị trấn Sìn Hồ dài khoảng 60km gần đây đã được nâng cấp, uốn lượn quanh những sườn núi như một dải lụa vắt qua những khu rừng xanh mát, những bản làng người Mông, người Dao ẩn hiện trong mây... kề bên những vực sâu hùng vĩ. Ngay từ khi bắt đầu hành trình, du khách đã có thể cảm nhận được cái lạnh đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc, vào mùa đông sương mù có thể khiến bạn lạc lối. Sau một hành trình thú vị, du khách thường tìm đến các cơ sở homestay; farmstay (mô hình lưu trú tại trang trại) thư giãn với dịch vụ tắm thuốc của người Dao, được ngâm mình thư giãn trong thùng gỗ “pơ mu”, thưởng thức canh gà tần thuốc bắc và xoa bóp, bấm huyệt, giúp xua tan mệt mỏi.

Trồng cây dược liệu ở Sìn Hồ đã và đang mang lại giá trị kinh tế rất lớn, trong đó có cả thu nhập đến từ việc phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, tại xã Sà Dề Phìn đang có 2 doanh nghiệp đầu tư trồng cây dược liệu, đồng thời phát triển mô hình lưu trú (farmstay), đó là Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thái Minh và Công ty Cổ phần Sao Đỏ - Tây Bắc. Việc các du khách có thể tham quan, chụp ảnh tại vườn sâm, trải nghiệm mua sâm, trồng sâm, thu hái sâm, kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, là một trong những trải nghiệm khó quên.

Ông Tẩn A Xoang - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: “Sìn Hồ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng chưa được khai thác sâu. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch tại địa phương. Do đó, huyện đang đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động quảng bá du lịch.

Với các tiềm năng, lợi thế của Sìn Hồ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang tham mưu đề xuất với Bộ VHTT&DL đưa cao nguyên Sìn Hồ vào danh mục các khu du lịch quốc gia, quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia tầm nhìn đến 2045. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển du lịch tại huyện. Sở VHTT&DL cũng đang phối hợp với huyện Sìn Hồ và các ngành chức năng cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các bước khảo sát, đầu tư theo quy định và phù hợp với quy hoạch cũng như các điều kiện thực tế của địa phương. Đó là những hoạt động cần thiết để từng bước đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TK

(Theo baolaichau.vn)


TK

 Từ khóa: Lai châu Tây bắc
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Du lịch Điện Biên chuyển mình

Du lịch Điện Biên chuyển mình
2024-07-18 10:37:00

Những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh Điện Biên đã có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua số lượng du khách và doanh thu từ du lịch liên tục tăng lên. Từ đó,...

Những điểm lịch hè hấp dẫn ở Long An

Những điểm lịch hè hấp dẫn ở Long An
2024-07-17 17:51:00

Thời gian gần đây, ngành Du lịch Long An dần có những bước phát triển đáng khích lệ. Các điểm đến ngày càng được đầu tư nhiều hơn, chất lượng dịch vụ cải thiện, thu hút sự quan...

Khai thác “báu vật” hồ Trị An

Khai thác “báu vật” hồ Trị An
2024-07-17 16:00:00

Hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai) là một trong 5 điểm của vùng Đông Nam Bộ được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu du lịch (KDL) quốc gia.

Yên Bái nâng chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Yên Bái nâng chất lượng nguồn nhân lực du lịch
2024-07-16 10:16:00

Những năm gần đây, ngành văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây...

Nhà rông phố núi

Nhà rông phố núi
2024-07-15 16:16:00

Những mái nhà rông ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) không chỉ là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương mà còn là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long