
{title}
{publish}
{head}
Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá bồi thường
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận cho ý kiến. Một trong những nội dung gây nhiều tranh cãi và thu hút sự quan tâm của dư luận là việc đền bù, bồi thường, giá cả đền bù... cho người có đất bị thu hồi.
Tổng hợp ý kiến của các đại biểu về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết: Có ý kiến đề nghị đưa vào dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời bổ sung thêm quyền của người có đất khi Nhà nước thu hồi thuê tổ chức tư vấn độc lập để xác định mức bồi thường, hỗ trợ và khởi kiện ra Tòa theo quy định của pháp luật trong trường hợp không thỏa mãn với phương án bồi thường, hỗ trợ được duyệt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp, các ngành đã được quy định cụ thể tại Điều 70 về trình tự, thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, Điều 71 về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và Điều 72 về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Dự thảo Luật không có quy định hạn chế quyền thuê tư vấn định giá đất để xác định giá của người dân. Tuy nhiên, theo quy định của dự thảo Luật, việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất khi Nhà nước thu hồi là giá đất cụ thể (điểm d khoản 3 Điều 112). Để xác định giá đất cụ thể thì Nhà nước cũng thuê tổ chức tư vấn định giá đất. Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá bồi thường. Việc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của người có đất khi Nhà nước thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự... theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI.
Cũng có ý kiến đề nghị tách bạch quy định về bồi thường và quy định về hỗ trợ. Có ý kiến đề nghị việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng, kịp thời và đúng pháp luật, người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đang sử dụng hợp pháp, người có đất khi Nhà nước thu hồi được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu các ý kiến trên và hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng phân biệt rõ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, bồi thường là bù đắp tối đa những thiệt hại cho người có đất do việc thu hồi đất gây ra như thiếu đất sản xuất, nhà ở, sản xuất bị gián đoạn, lợi nhuận bị giảm sút, cuộc sống, sinh hoạt bị ảnh hưởng… Việc bồi thường có thể bằng đất, bằng tiền. Hỗ trợ không phải là để bù đắp phần bồi thường chưa thỏa đáng mà xác định đây là việc Nhà nước tạo điều kiện cho người có đất thu hồi có cuộc sống tốt hơn. Tái định cư được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm khi thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì phải bố trí chỗ ở cho người có đất khi Nhà nước thu hồi theo nguyên tắc nếu tiền bồi thường không đủ mua suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ đủ để mua suất tái định cư tối thiểu.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định để khắc phục bất cập trong việc chậm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đồng thời với quyết định thu hồi đất. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; xử lý đối với trường hợp bồi thường chậm do lỗi của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra như đã nêu ở trên nhằm bảo đảm quyền lợi của người có đất khi Nhà nước thu hồi.
Đền bù chậm sẽ bị xử phạt
Thời điểm tính giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, có ý kiến đề nghị nên qui định cụ thể. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nên quy định theo hướng người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Ngoài ra, giá đất bồi thường không đơn thuần là “sát giá thị trường” mà cần tính thêm “lợi ích phát sinh” người bị thu hồi đất được hưởng hợp lý giữa người có đất, người có tiền đầu tư và Nhà nước.
Tuy nhiên, về ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: dự thảo Luật đã có các quy định cụ thể về giá đất bồi thường. Giá đất được xác định theo nguyên tắc theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất đối với trường hợp xác định được thu nhập (Điều 110). Ngoài việc bồi thường về quyền sử dụng đất, Nhà nước còn bồi thường thiệt hại về chi phí đầu tư vào đất còn lại, thiệt hại về tài sản trên đất và thiệt hại do ngừng sản xuất, kinh doanh, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi. Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của người có đất thu hồi, nhà đầu tư và Nhà nước thông qua chính sách tài chính về đất đai.
Tình trạng bồi thường chậm diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc cho nhiều người có đất bị thu hồi. Chính vì vậy, có đại biểu quốc hội đề nghị cần có quy định xử lý các trường hợp bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra. Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu vào Điều 93 theo hướng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất khi Nhà nước thu hồi. Trường hợp chậm chi trả do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra thì ngoài tiền bồi thường, các khoản hỗ trợ theo quy định, người có đất khi Nhà nước thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng với mức phạt chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp nếu do người có đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt thì số tiền này được gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước.
Một nội dung nữa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh sửa vào dự thảo Luật đó là trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất đã thu hồi thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất; trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. Quy định nêu trên nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện trong việc thực hiện các hình thức bồi thường, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người có đất ở khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, đồng thời tạo sự chủ động cho địa phương trong triển khai thực hiện và tạo sự chủ động cho người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi trong việc tự lo chỗ ở cho phù hợp./.
Theo VOV
Nghị quyết Quy định một số mức chi liên quan công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất khi Nhà ...
Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng, tạo tiền đề để triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Thời gian qua, ...
Năm 2024, TP Việt Trì thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 84 dự án chuyển tiếp. Đồng thời, tăng cường rà soát, giải quyết vướng mắc trong triển khai thực ...
Từ ngày 22 đến 27/9, tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Thông tin tư vấn về tài sản và dịch vụ tài chính- Sở Tài chính phối hợp với Trường Bồi dưỡng ...
Cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ đất sạch luôn được thị xã Phú Thọ xác ...
Ngày 22/1, thành phố Việt Trì đã tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với 12 hộ dân không chấp hành quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt ...
Căn cứ luật đất đai ngày 18/01/2024 ;
Ngày 11/1, UBND TP Việt Trì tổ chức đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá ...
baophutho.vn Là một trong những đặc sản trứ danh của Phú Thọ, từ lâu, cây bưởi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát...
Giá vàng hôm nay 14/4/2025 trong nước vàng SJC tiếp tục lập đỉnh cao mới 107,5 triệu đồng/lượng. Đáng lưu ý, giá mua vào vàng miếng đắt thêm 2 triệu đồng, thu hẹp khoảng cách...
chiều 16/6, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức Sự kiện đặc biệt "Công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo" cho 38 quốc gia trên toàn thế...
PTO- Huyện Thanh Sơn có 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có tới 9 xã, 23 thôn bản thuộc diện ĐBKK, 6 xã thuộc vùng CT 229.
PTO- Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê có kế hoạch gieo trồng 3.161 ha lúa, trong đó diện tích lúa lai 1.700 ha, diện tích gieo bằng giàn sạ 400 ha, bằng phương pháp SRI 700 ha.
PTO- Ngày 15-6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị giao ban đầu tư nước ngoài (ĐTNN) khu vực các tỉnh phía Bắc trong 6 tháng đầu năm 2013.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 5/2013, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 585 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cuối năm 2012.
Điểm mới sửa đổi trong thông tư Thông tư số 13/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.