Cập nhật:  GMT+7

Gìn giữ thanh âm xứ Mường

Xã Kiệt Sơn (huyện Tân Sơn) có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Từ bao đời nay, chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người Mường nơi đây.

Gìn giữ thanh âm xứ Mường

Từ lâu chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người Mường huyện Tân Sơn.

Cũng giống như đồng bào Mường ở nhiều nơi trên khắp dẻo đất Tân Sơn, chiêng không chỉ là nhạc cụ truyền thống mà còn là vật thiêng kết nối con người với thần linh, tổ tiên gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào Mường ở Kiệt Sơn, thường được sử dụng vào mỗi dịp Tết, các nghi lễ quan trọng của người Mường như đám cưới, đám tang, mừng nhà mới hay trong các nghi lễ cầu mùa...

Theo các bậc cao niên của xã, khởi nguồn của tiếng chiêng ban đầu là những thanh âm “thần bí” phát ra khi người xưa vô tình chạm vào các nhũ đá trong hang núi. Từ những âm thanh đó, người Mường đã đúc kết, chắt lọc, chế tác ra thứ nhạc cụ phỏng theo âm thanh huyền diệu ấy. Chiếc chiêng được sinh ra và từ ấy gắn bó với người Mường.

Một bộ chiêng có 12 chiếc đại diện 12 tháng trong năm, gồm có: Một cặp chiêng cái, hai cặp chiêng gọi-đáp và 7 chiếc chiêng khầm. Khi hòa tấu thường sử dụng thêm chiêng chót đệm sau mỗi nhịp chiêng cái. Người Mường quan niệm, tiếng chiêng gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Trải qua năm tháng, chiêng đã trở thành di sản văn hóa, đại diện cho tinh thần cộng đồng người Mường, báu vật được gìn giữ qua các thế hệ.

Những năm gần đây, với ý thức giữ gìn nét văn hóa của dân tộc, bảo tồn, phát huy giá trị di sản, Đảng ủy, chính quyền xã Kiệt Sơn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa cồng chiêng đến mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn; thường xuyên tổ chức tập huấn, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ tại các khu dân cư.

Từ năm 2018, xã Kiệt Sơn thành lập Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian, thường xuyên duy trì hoạt động, trở thành một trong những CLB văn hóa dân gian hoạt động sôi nổi, hiệu quả của huyện Tân Sơn.

Đặc biệt, năm 2023, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch hỗ trợ một số địa phương trên địa bàn huyện Tân Sơn trong đó có xã Kiệt Sơn trang bị bộ chiêng truyền thống cùng nhiều dụng cụ biểu diễn văn hóa Mường, toàn bộ kinh phí từ nguồn vốn Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Thọ năm 2023. Hoạt động thiết thực này đã phát huy hiệu quả giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xã hội về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Gìn giữ thanh âm xứ Mường

CLB Văn nghệ dân gian xã Kiệt Sơn biểu diễn hòa tấu chiêng Mường tại Lễ hội Đền Hùng 2024.

Bà Hà Thị Tiên - Chủ nhiệm CLB xã Kiệt Sơn chia sẻ: “CLB hiện có 41 thành viên tham gia sinh hoạt, ngoài việc luyện tập biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ cho thôn, xã, huyện nhân dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm, tham gia giao lưu, biểu diễn ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, CLB còn thường xuyên truyền dạy cách đánh các điệu múa mỡi, đâm đuống, chàm ống, bản nhạc chiêng và các làn điệu dân ca truyền thống cũng như hát Ví, hát Rang cho thế hệ trẻ. Năm 2023, CLB được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ trang bị 1 bộ chiêng, 1 bộ trống múa mỡi, 25 bộ trang phục truyền thống nữ cùng nhiều dụng cụ, thiết bị âm thanh phục vụ các hoạt động biểu diễn. Nhờ sự ủng hộ, quan tâm của các cấp chính quyền và bà con trong xã đã tiếp thêm động lực cho các thành viên CLB tiếp tục cống hiến, sáng tác thêm nhiều bản chiêng, điệu múa hay, đẹp phục vụ nhân dân...”.

Trong dòng chảy lịch sử, đã có thời gian tiếng chiêng dần thưa thớt trên nhiều xứ Mường. Nhưng với sự chung tay nỗ lực của các cấp, các ngành cùng ngọn lửa đam mê cống hiến không ngừng của các nghệ nhân trong CLB cồng chiêng, văn hóa, văn nghệ dân gian đã góp phần vun đắp, gìn giữ thanh âm xứ Mường ngân mãi...

Thùy Phương


Thùy Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

Người có uy tín làm kinh tế giỏi

Người có uy tín làm kinh tế giỏi
2024-11-13 15:21:00

baophutho.vn Là người có uy tín luôn được bà con yêu mến, tin tưởng, ông Nguyễn Văn Diên, sinh năm 1953, người dân tộc Mường ở khu 5, xã Giáp Lai, huyện...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Đổi thay ở vùng cao Nậm So
2024-11-13 08:42:00

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long