
{title}
{publish}
{head}
Trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
Theo báo cáo mới của Ban Thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về tác động tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thương mại thế giới, trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
Ngược lại, trong kịch bản thận trọng khi ứng dụng AI không đồng đều và tăng trưởng năng suất thấp, dự báo tăng trưởng thương mại chỉ dưới 7 điểm phần trăm.
Các nền kinh tế thu nhập cao được đánh giá sẽ ghi nhận mức tăng năng suất lớn nhất, trong khi các nền kinh tế thu nhập thấp có tiềm năng tốt hơn để giảm chi phí thương mại.
Báo cáo có tựa đề “Giao dịch bằng trí tuệ: AI định hình và được định hình như thế nào trong thương mại quốc tế,” đề cập cách AI có thể giảm chi phí thương mại, định hình lại thương mại dịch vụ, tăng thương mại hàng hóa và dịch vụ liên quan đến AI và xác định lại lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Báo cáo cũng nêu bật khác biệt ngày càng tăng giữa các cách tiếp cận về quy định liên quan AI, tác động đến các cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Theo báo cáo, bằng cách giảm chi phí thương mại, AI có thể giúp cân bằng sân chơi cho các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ vượt qua các rào cản thương mại, thâm nhập thị trường toàn cầu và tham gia vào thương mại quốc tế.
Báo cáo lưu ý rằng AI có thể chuyển đổi mô hình thương mại dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ được cung cấp kỹ thuật số, dự báo sẽ có mức tăng trưởng tích lũy gần 18 điểm phần trăm trong kịch bản lạc quan.
Báo cáo cũng cung cấp tổng quan về các sáng kiến của chính phủ được thực hiện ở cấp độ trong nước, khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy và quản lý AI, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của WTO trong việc tạo điều kiện cho thương mại liên quan đến AI, đảm bảo AI đáng tin cậy và thúc đẩy sự thống nhất trong quy định toàn cầu.
Trong lời tựa của báo cáo, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ: “Báo cáo nhằm mở ra cuộc thảo luận về cách WTO có thể thúc đẩy phát triển và triển khai AI, giảm thiểu các rủi ro liên quan và mối lo ngại về sự khác biệt trong quy định giữa các nước. Về vấn đề này, hai câu hỏi định hướng mà báo cáo cố gắng giải quyết là: Bằng cách nào WTO có thể đảm bảo lợi ích của AI được chia sẻ rộng rãi, và cách thức có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết những thách thức từ AI".
Nguồn vietnam+
Các bộ trưởng EU cam kết tiếp tục đối thoại với phía Mỹ nhằm đạt được một giải pháp thương lượng, hướng đến việc giảm thuế, khôi phục ổn định và khả năng dự đoán cho hoạt động...
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch xây dựng thêm trung tâm tạm giữ người nhập cư trái phép tại 5 bang, tiếp tục các biện pháp cứng rắn về chính sách biên giới.
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các mẫu thư gửi đến lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào và Myanmar để thông báo về mức thuế quan mới.
Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế...
Ngày 24/11, Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận các vấn đề trong chương trình nghị...
Thỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy...
Nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030; Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton lượng khí thải cắt giảm.
Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị...
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood nhấn mạnh Washington không thể ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện mà không đảm bảo việc thả các con tin tại Dải Gaza.