{title}
{publish}
{head}
Các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump.
Ngày 5/11, cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu chọn tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Với sự lựa chọn giữa Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng cử viên Đảng Dân chủ, người sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ nếu thắng cử, và cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, người sẽ trở lại Nhà Trắng sau 4 năm nếu thắng cử.
Sau khi chi hàng tỷ USD cho quảng cáo và các ứng cử viên đi khắp cả nước tổ chức hàng trăm sự kiện vận động tranh cử, các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.
Tính đến sáng 5/11, hơn 83 triệu người đã bỏ phiếu sớm qua hình thức trực tiếp hoặc qua thư, trong đó có 18,4 triệu phiếu bầu tại 7 bang chiến trường. Người Mỹ đã đi bỏ phiếu với tâm trạng “chán nản,” dù tỷ lệ thất nghiệp thấp. Trong cuộc khảo sát cuối cùng của Wall Street Journal trước cuộc bầu cử, gần 2/3 số cử tri được hỏi cho biết quốc gia đang đi sai hướng.
Bà Harris và ông Trump vẫn tiếp tục vận động bỏ phiếu trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào tối 5/11 theo giờ địa phương.
Bà Harris cho biết đã bỏ phiếu qua thư tại bang California, bà đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh tại các bang chiến trường và thúc đẩy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trên phương tiện truyền thông xã hội với thông điệp: "Nước Mỹ, đây là thời điểm để lên tiếng."
Trong khi đó, ông Trump đã đi bỏ phiếu trực tiếp tại Florida và sẽ theo dõi kết quả bầu cử tại đây. Khi một phóng viên hỏi liệu đây có phải là chiến dịch cuối cùng của ông hay không, ông cho biết có khả năng là như vậy.
Cựu Tổng thống Trump, người từng không chấp nhận thất bại của mình vào năm 2020, đã ám chỉ rằng ông sẽ dễ dàng đánh bại bà Harris.
Hiện ê-kíp của bà Harris đã thể hiện sự lạc quan thận trọng trong những giờ cuối cùng của cuộc đua khi Chủ tịch nhóm Jen O'Malley Dillon khẳng định với các phóng viên rằng chiến dịch vận động được khuyến khích bởi những nỗ lực tổ chức cử tri ở các bang chiến trường và "sự nhiệt tình ở cấp cơ sở mà chúng ta thấy ở khắp mọi nơi."
Trong khi đó, nhóm của ông Trump đã thể hiện sự tự tin, chỉ ra rằng các cuộc thăm dò cho thấy ứng cử viên của họ có vị thế tốt hơn trước Ngày bầu cử so với khi ông ra tranh cử vào năm 2016 hoặc 2020.
Các nhà quan sát chính trị cho biết có thể chưa xác định được người chiến thắng vào Ngày bầu cử 5/11 nếu cuộc đua diễn ra căng thẳng như dự đoán của các cuộc thăm dò. Điều đó có thể dẫn đến việc kiểm phiếu kéo dài và các cuộc chiến pháp lý tiềm ẩn với cả hai bên đã tập hợp các nhóm pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến bỏ phiếu.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày 5/11 cho biết chưa nhận thấy bất kỳ bằng chứng nào về mối đe dọa trên toàn quốc đối với an ninh cơ sở hạ tầng bầu cử, đồng thời nhắc lại kỳ vọng rằng các lá phiếu sẽ được bỏ và kiểm mà không bị can thiệp vào quá trình này.
Trong khi đó, cuộc đua vào Thượng viện và Hạ viện cũng đang diễn ra rất quyết liệt khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa cũng đang nỗ lực giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, với các dự đoán cho thấy đảng Cộng hòa có nhiều khả năng giành được đa số tại Thượng viện.
Tại Hạ viện, lợi thế đa số mong manh hiện tại của đảng Cộng hòa có thể gặp rủi ro với vài chục ghế đang vào diện có nguy cơ cao.
Nguồn TTXVN
Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với người đồng cấp mới trong chính quyền của ông Donald Trump, nhằm xây dựng mối quan hệ liên minh vững chắc.
Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định việc quản lý chặt chẽ Booking.com sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Một số bang của Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu điện, trong đó Alabama là bang “nổ phát súng” đầu tiên hôm 11/9 dưới hình thức bỏ phiếu qua...
Đại sứ Iran tại Moskva Kazem Jalali cho biết hai vệ tinh của Iran là Koswar và Hodhod sẽ được phóng lên quỹ đạo 500km bằng tên lửa Soyuz của Nga.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris không có sự chênh lệch lớn và không ai nhận được sự ủng hộ rõ ràng...
Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) vừa khép lại trong tiếc nuối khi các quốc gia tham dự chưa thể tìm được tiếng nói chung...
Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác đối thoại quan trọng nhất của ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ 5 và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 6 của ASEAN.
Ủy ban châu Âu cho biết cuộc điều tra sẽ xem xét các hệ thống quản lý bán hàng của Temu và cách thức đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng.
Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài...
Sáng sớm nay (30/10), Trung Quốc đã phóng tàu vụ trụ có người lái Thần Châu-19 lên trạm vũ trụ. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện...
Với dân số gần 650 triệu người và mức tăng trưởng GDP đạt 4,7% năm 2023 trong bức tranh kinh tế chung đầy khó khăn, thách thức, ASEAN là một trong những đầu tàu của nền kinh tế...
Trong thư gửi Tổng Thư ký LHQ, phía Iran nêu rõ hệ thống phòng thủ của Iran đã chặn được hầu hết đạn dược, song cuộc tấn công của Israel gây ra thiệt hại tại các mục tiêu,...