{title}
{publish}
{head}
Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch Điều hành WEF, cho rằng thế giới cần phải “xây dựng lại sự tin tưởng” và sự tin tưởng này phải được thể hiện trong hành động thực chất.
Toàn cảnh một phiên thảo luận tại Hội nghị Thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 16/1/2024.
Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) đã chính thức khép lại với lời kêu gọi “xây dựng lại niềm tin” trong một thế giới ngày càng phân mảnh, phản ánh tinh thần chủ đề của hội nghị năm nay.
Khôi phục niềm tin và hợp tác được đánh giá là thiết thực và cần thiết trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động địa chính trị và địa kinh tế phức tạp nhất trong vài thập niên qua, với hàng loạt thách thức từ khủng hoảng khí hậu, căng thẳng kinh tế toàn cầu tới bất ổn an ninh ở nhiều nơi.
Trước quan ngại của đa số đại biểu về tình trạng phân mảnh toàn cầu, trong diễn văn bế mạc, Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh vai trò của diễn đàn trong việc khơi dậy “tinh thần đoàn kết” trên toàn cầu, đồng thời khẳng định hợp tác có thể đem lại những kết quả tích cực và có ý nghĩa.
Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập đồng thời là Chủ tịch Điều hành WEF, cũng cho rằng thế giới cần phải “xây dựng lại sự tin tưởng” và sự tin tưởng này phải được thể hiện trong hành động thực chất.
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo WEF và các đại biểu tham dự Davos đưa ra thông điệp về tăng cường hợp tác toàn cầu.
Nhìn lại cách đây một năm, “hợp tác trong một thế giới phân mảnh” đã là chủ đề bao trùm hội nghị Davos 2023 và là chất liệu tạo nên những đề xuất, sáng kiến thúc đẩy hợp tác toàn cầu đưa ra tại hội nghị.
Năm nay, hành động phối hợp tập thể càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc.
Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những “bất thường” mới kể từ cuối năm 2023, chẳng hạn như tiêu dùng - vốn là động lực của tăng trưởng - đã có phần suy giảm so với trước đây.
Một cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho thấy kinh tế toàn cầu đối mặt với một năm 2024 bất ổn, lạm phát leo thang và tăng trưởng bị kìm hãm xuất phát từ căng thẳng địa chính trị, các điều kiện tài chính thắt chặt và tác động gây lo ngại của AI.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới, thể hiện ở các chiến lược “giảm thiểu rủi ro” riêng rẽ của các quốc gia, có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 4,5%.
Trong khi đó, IMF cảnh báo sự phát triển của công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể ảnh hưởng đến gần 40% việc làm trên toàn thế giới, làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu và có khả năng làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và người lao động trong các quốc gia.
Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh gia tăng lo ngại về đối đầu kinh tế-chính trị, công nghệ AI và các cuộc xung đột tiếp diễn, xu hướng phân mảnh và phân cực đang dần thế chỗ xu hướng toàn cầu hóa, gây ra sự xói mòn lòng tin giữa các quốc gia.
Trong bối cảnh đó, hội nghị Davos năm nay được xem là một nền tảng quan trọng để thúc đẩy đối thoại, hợp tác và các mối quan hệ đối tác hướng đến hành động.
Theo giới chuyên gia, lời kêu gọi “xây dựng lại niềm tin” phản ánh nhận thức chung của các lãnh đạo quốc gia, các nhà tài chính và giám đốc điều hành doanh nghiệp rằng đang có sự xói mòn lòng tin trên toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Do đó, giải pháp tốt nhất là các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức cùng phối hợp với nhau.
Ví dụ, trong lĩnh vực AI, các chính khách, chuyên gia công nghệ và đại diện các doanh nghiệp tại Diễn đàn Davos nhất trí rằng cách duy nhất để khai thác được lợi thế của AI trong khi giảm thiểu rủi ro từ công nghệ này là đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả và thống nhất trên toàn cầu.
Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, ở cấp độ quốc tế, các nước giàu có trách nhiệm hỗ trợ tài chính, giúp các nước đang phát triển thực hiện các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên Đối thoại Chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu," trong đó Thủ tướng đề cao vai trò của đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Như nhận định của ông Roger Köppel - Tổng Biên tập tờ Die Weltwoche, Việt Nam nên tận dụng những nền tảng thúc đẩy hợp tác đa phương như hội nghị tại Davos để cho thế giới thấy các thành tựu mà Đảng cùng Chính phủ làm được trong những năm qua, bởi Việt Nam "là hình mẫu của hợp tác và duy trì cân bằng."
Chủ tịch sáng lập WEF, Giáo sư Klaus Schwab, đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á, mà còn đang trong quá trình vươn lên trở thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới; cho rằng Việt Nam thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền Kinh tế Xanh và thông minh.
Theo WEF, việc xây dựng lại niềm tin cần thực hiện ở 3 cấp độ cơ bản: niềm tin vào tương lai; niềm tin trong các xã hội và niềm tin giữa các quốc gia. Việc khôi phục được niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh và những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy đối thoại, từ đó tìm kiếm các giải pháp chung cho những vấn đề toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, trong bài phát biểu đặc biệt tại WEF Davos 2024, đã khẳng định “Việc xây dựng lại niềm tin sẽ không thể xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng đó là điều cần thiết và có thể thực hiện được”.
(Nguồn TTXVN/Vietnam+)
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood nhấn mạnh Washington không thể ủng hộ lệnh ngừng bắn vô điều kiện mà không đảm bảo việc thả các con tin tại Dải Gaza.
Sau nhiều tháng ghi nhận lượng mưa ít ỏi, hôm 19/11, thành phố New York của Mỹ đã ban hành cảnh báo hạn hán đầu tiên trong 22 năm qua.
Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi cho phép tiếp cận sự hỗ trợ nhân đạo đầy đủ trên khắp Dải Gaza và thúc giục “châu Âu có sáng kiến nhằm đưa giải pháp hai nhà nước trở lại đúng lộ trình."
Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli cho biết, Chương trình Trí tuệ Nhân tạo là một sáng kiến khác của chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ kỹ thuật số của người Malaysia.
Quan chức Ngân hàng Trung ương Indonesia cho biết tính đến tháng 11/2023, nợ nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận mức 400,9 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau lễ diễu hành trên xe ngựa qua các đường phố thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, Nữ hoàng Margrethe II đã ký tuyên bố thoái vị và nhường ngôi cho con trai cả là Thái tử Frederik...
Quỹ mới có tên đầy đủ là Quỹ Cổ phần Quốc phòng (DEF), đặt mục tiêu huy động được khoảng 500 triệu euro thông qua thu hút vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm.
Chuyên gia nhận định trong 6-12 tháng tới, thị trường chứng khoán Việt Nam rất hứa hẹn vì được định giá ở mức khoảng 11-12 lần thu nhập cho năm 2023.
Hiện số lượng chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc đang ở mức 4.600 chuyến/tuần, gấp nhiều lần so với con số chưa đầy 500 chuyến/tuần hồi đầu năm ngoái.
5 nước ủy viên mới gồm Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia đã bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm thay thế cho các nước Albania, Brazil, Gabon, Ghana và UAE hết nhiệm kỳ hôm...
Nhật Bản nằm trên 'Vành đai lửa Thái Bình Dương', và phải trải qua khoảng 20% số trận động đất trên thế giới có cường độ hơn 6 độ Richter.
Trong lần thứ 3 giữ chức Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ tập trung thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối, năng lực tự cường của ASEAN, đúng như chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN...