
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnXã Gia Điền, huyện Hạ Hòa có truyền thống trong nghề nuôi ong lấy mật và được biết đến với đặc sản mật ong thơm ngon có tiếng. Với uy tín sẵn có trên thị trường cùng nỗ lực của những người nuôi ong, năm 2020 sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết, xã Gia Điền đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, qua đó giúp người nông dân gia tăng thu nhập, nâng tầm giá trị và thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm OCOP 3 sao Hương ngàn Đất Tổ có mặt tại quầy hàng các cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch và các thị trường lớn ở trong và ngoài tỉnh.
Lợi thế từ nhiều trang trại trồng cây ăn quả như: Vải, nhãn, bưởi, cam ở các xã và gần khu vực Đầm Ao Châu đã tạo ra nguồn hoa phong phú để nghề nuôi ong trên địa bàn huyện Hạ Hòa ngày càng phát triển. Có truyền thống lâu năm trong nghề, người dân xã Gia Điền đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu và học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm mật ong tự nhiên, chất lượng vượt trội. Trước đây, sản phẩm mật ong làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong xã, lợi nhuận thu về không lớn.
Năm 2010, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư không nhiều, rủi ro thấp, chính quyền xã đã vận động người dân tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như định hướng cho quá trình phát triển; đồng thời, thành lập Tổ hợp tác ong Đoàn kết tại khu 1 nhằm mục đích tăng cường sự liên kết, giúp đỡ nhau giữa các hộ nuôi ong, từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng mật ong.
Hiện nay, Tổ hợp tác ong Đoàn Kết xã Gia Điền có 7 thành viên. Thành viên ít nhất cũng có vài chục đàn, thành viên nhiều lên tới 100 đàn ong mật. Sản phẩm chính của tổ hợp tác là mật ong hoa theo mùa và mật ong hoa tổng hợp.
Theo kinh nghiệm của các thành viên nuôi ong lâu năm của Tổ hợp tác, mùa thu hoạch mật ong tốt nhất thường kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5 hàng năm. Vì vậy, không chỉ cho ong lấy phấn, làm mật từ các vùng cây ăn quả trong xã, người nuôi ong ở Gia Điền còn di chuyển đàn ong đến các vườn cây ăn quả, các trang trại ở các xã, huyện lân cận. Nhờ đó đàn ong luôn tìm được những nguồn phấn hoa tốt nhất, chất lượng mật ong luôn đảm bảo tự nhiên, tinh khiết.
Quá trình thu hoạch, người thợ nuôi ong tại tổ hợp tác chỉ sử dụng những tầng sáp ong đã bít nắp, khi ấy mật đã già và đủ độ sánh, mật ngọt quyện chứ không bị chua. Trên từng tầng ong, người thợ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để gạt bỏ lớp nắp đang phủ kín để mật ong sánh mịn trào ra. Tiếp theo, sáp ong sẽ được cho vào máy quay ly tâm để lấy mật, đóng chai đảm bảo an toàn vệ sinh để bảo quản lâu dài.
Trong cả quá trình thu mật và đóng chai tất cả các dụng cụ đều được xử lý đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhờ đó mật ong mang thương hiệu “Hương ngàn Đất Tổ” luôn đảm bảo về chất lượng và dù để trong thời gian dài vẫn giữ được độ sánh, vị ngọt đặc trưng và không bị lắng đường. Giá mật ong cũng được Tổ hợp tác duy trì ở mức 150-200 nghìn đồng/lít tùy từng thời điểm và vụ hoa trong năm.
Xác định mục tiêu lớn nhất của Chương trình OCOP là đánh thức lợi thế, thế mạnh của địa phương để tạo ra các sản phẩm đặc trưng, vì vậy trong kế hoạch xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho mật ong “Hương ngàn Đất Tổ”, Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết đã cùng với chính quyền địa phương tăng cường xúc tiến, quảng bá qua các kênh thông tin, mạng xã hội, đưa sản phẩm tới gần hơn người tiêu dùng. Ngoài tiêu thụ trong huyện và tỉnh, sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của xã Gia Điền còn có mặt tại các cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch và các thị trường lớn ở ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Kỷ - Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết cho biết: "Nghề nuôi ong mật chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, tạo nguồn thu nhập ổn định. Hàng tháng, Tổ hợp tác thường sinh hoạt định kỳ, cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thời gian tới các thành viên của tổ hợp tác tiếp tục học hỏi nâng cao kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mật ong, đầu tư thêm máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời kết nạp thêm các thành viên mới, tăng đàn ong, tăng cường liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số tỉnh lân cận như: Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang...".
Sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết, xã Gia Điền nói riêng và sản phẩm mật ong Hạ Hòa nói chung đã và đang khẳng định thương hiệu với chất lượng ngày càng cao với người tiêu dùng. Từ hiệu quả của nghề nuôi ong mật mang lại, huyện Hạ Hòa sẽ tiếp tục vận động người dân khai thác lợi thế đồi rừng, tăng đàn, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phát triển đàn và khai thác mật ong cùng các sản phẩm khác; hỗ trợ các kênh vay vốn sản xuất, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thu Giang
Trong thời bình, tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi không hiếm. Thế nhưng, các hội viên của câu lạc bộ nuôi ong mật (Hội CCB xã Phú Nham) lại luôn ...
Tận dụng lợi thế địa bàn có diện tích vườn đồi trung du rộng lớn với nhiều loại hoa đa dạng, phong phú, Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xã Trung Giáp, huyện Phù ...
Hiện nay, nuôi ong mật chiếm vị trí khá quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều ...
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 62 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, nâng tổng số sản phẩm ...
Xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, không chỉ gắn với xây dựng nông thôn mới mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, ...
Nhằm giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, Hội LHPN huyện Tân Sơn ...
Từ khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cùng với hỗ trợ của chính quyền các cấp, các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã có sự quan ...
Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) được triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và ...
baophutho.vn Tối 2/4, tại Sân vận động Bảo Đà - thành phố Việt Trì, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Việt Trì, Công ty CP Tập đoàn Thương mại và...
baophutho.vn Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Sơn đã triển khai xây dựng trên 90 dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, huyện đã bàn...
Theo Bộ NN&PTNT, giá trị gạo xuất khẩu 7 tháng đạt 3,27 tỷ USD, tăng 25,1%; sản lượng 5,18 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu gạo trung bình đạt...
baophutho.vn Trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa của huyện Tam Nông, những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Hưng Hóa đã tập trung...
Dự án cải thiện an toàn giao thông đường sắt sẽ đầu tư các công trình giao cắt khác mức giữa đường sắt và tuyến quốc lộ thông qua cầu vượt tại 13 tỉnh, thành trên cả nước.
baophutho.vn Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm trên địa bàn huyện Hạ Hòa, trong giai...
Là xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện thấp của huyện Thanh Ba, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Lương Lỗ đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Năm...
baophutho.vn Nắm bắt tín hiệu phục hồi của thị trường thế giới cùng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN), sự đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn trong...