Cập nhật:  GMT+7

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước.

Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh - Lê đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài.

Trong những năm dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã về đất Bảo Thái, Liêm Cần để chiêu hiền nạp sĩ. Năm 972, vua Đinh Tiên Hoàng về thăm lại đất Bảo Thái và cho lập sinh từ trên đỉnh núi Lăng, về sau là nơi thờ phụng vua Đinh Tiên Hoàng gọi là đền Thượng. Giữa lưng núi Lăng là nơi thờ cụ Lê Lộc, ông nội của Lê Hoàn. Năm 971, Lê Hoàn được phong làm Thập đạo tướng quân, vinh quy bái tổ về Bảo Thái tôn tạo lại nơi thờ phụng. Năm 980, Lê Hoàn lên làm vua về đây tế lễ tổ tiên, xây dựng thành từ đường nhà Tiền Lê, nhân dân địa phương gọi là đền Trung. Đền Hạ nằm dưới chân núi Lăng, nên đền còn có tên gọi đền Lăng. Đền được nhân dân tôn lập cuối thời hậu Lê, đầu thời Nguyễn. Cung trong đền thờ Tứ vị hoàng đế, đó là các vua: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều. Cung ngoài thờ Tam vị Đại vương, đó là thần Thiên Cương Đại vương, tướng Nguyễn Minh cùng vợ là bà Nhữ Hoàng Đê.

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Lễ rước kiệu tại lễ hội đền Lăng năm 2024.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Các dự án bảo tồn, tôn tạo đền Lăng; phục dựng đền Trung, đền Thượng; bảo tồn, tôn tạo và phục dựng mả Dấu nằm trong giai đoạn 1 của quy hoạch. Giai đoạn 2, cùng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với không gian đền Lăng, đền Trung, đền Thượng, đền Tam Thiên Nhân, phát triển các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái nông nghiệp. Giai đoạn này sẽ có các công trình, như: nhà trưng bày, trường văn, trường võ, khách sạn, dịch vụ ẩm thực, vườn thiền, đầm lau, không gian chợ quê, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà vườn... Đến thời điểm hiện tại, đền Lăng, mả Dấu đã được tu bổ, tôn tạo xong; đền Trung và đền Thượng đã được phục dựng trên nền đền cũ. Diện mạo của Khu Di tích đền Lăng đã dần hình thành với một sắc thái hoàn toàn riêng biệt.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Gắn với các công trình tâm linh trên là lễ hội truyền thống đền Lăng. Theo truyền thuyết và ngọc phả, hằng năm đền Lăng có 4 kỳ lễ chính (người dân còn gọi là ngày Đại Kỳ phúc). Trong đó, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày sinh của Lê Hoàn được tổ chức lớn hơn cả. Theo các cụ già làng kể lại, trước kia, vào những ngày Đại Kỳ phúc, dân làng mổ trâu, mổ lợn, làm lễ rất to. Ngoài phần lễ trọng, làng còn mời các gánh hát chèo, tổ chức các trò chơi dân gian... rất sôi động và phấn khởi.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ hội đền Lăng xưa, bên cạnh những trò chơi truyền thống còn có những trò chơi dân gian mang bản sắc riêng, vừa mang tính chất vui chơi giải trí, vừa mang ý nghĩa tâm linh. Nổi bật là trò nghiêm quân, phục dựng khung cảnh tuyển mộ quân đội và duyệt binh của Lê Hoàn trước khi đưa quân ra Hoa Lư. Địa điểm là một bãi đất trống gần đền Lăng. Để chuẩn bị cho trò chơi, Ban khánh tiết cho người dùng nước vôi kẻ thành nhiều ô hình chữ nhật. Trai làng xếp kín trong những ô này và được đếm. Thời xưa, đây được gọi là “đấu đong quân”.

Và thứ hai là trò bơi chải cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người tham dự lễ hội. Trò chơi diễn ra trên hồ nước đối diện đền Lăng. Giữa thế kỷ X, trước khi đưa lực lượng của mình vào Hoa Lư gia nhập nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Nguyễn Minh từng cho thủy quân tập trận tại hồ nước này. Tham gia trò chơi có 3 chiếc thuyền, đại diện cho 3 thôn thuộc làng Bảo Thái. Trước khi thực hiện cuộc đua, những người tham gia vào tiền đường đền Lăng để bái lễ, xin phép thực hiện cuộc đua. Mỗi thuyền có 1 thuyền trưởng cầm nhịp, 1 hoa tiêu và 6 tay chèo ngồi chia đều hai bên mạn thuyền. Thuyền của các thôn đua 5 vòng hồ, thuyền thôn nào về đầu tiên là thắng cuộc.

Trải qua thời gian mai một, lễ hội đền Lăng mới được phục dựng lại từ năm 2023. Dân làng chọn các ngày mùng 6 – 8/3 âm lịch tổ chức lễ hội; trong đó ngày mùng 6 làm lễ an vị, khai quang đền Thượng và đền Trung, sau đó tiến hành tế nam quan và nữ quan. Ngày mùng 7, buổi sáng tổ chức các trò chơi dân gian, buổi chiều lễ rước kiệu từ đền Lăng đến mả Dấu rước hương linh cụ Lê Lộc về dự lễ hội làng. Ngày mùng 8, buổi sáng làm lễ khai hội và tiếp đón các dòng họ, dân làng, khách thập phương về dâng hương; buổi chiều, rước hương linh cụ Lê Lộc về lại mả Dấu. Sau cùng làm lễ tạ và cúng đàn Mông Sơn Thí Thực. Buổi tối những ngày diễn ra lễ hội đều có chương trình văn nghệ phục vụ nhân dân vui đón hội làng.

TK

(Theo baohanam.com.vn)


TK

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Xóm nhỏ ở lưng chừng đèo bên đầm Ô Loan

Xóm nhỏ ở lưng chừng đèo bên đầm Ô Loan
2024-05-27 09:06:00

Từ trên đèo Quán Cau nhìn xuống thung lũng sâu, một xóm nhỏ hiện ra ở lưng chừng dốc núi hiền hòa, êm đềm. Đó là xóm 12 thuộc thôn Mỹ Phú 1, xã An Hiệp, huyện Tuy An.

Lai Châu vào mùa đẹp như tranh vẽ

Lai Châu vào mùa đẹp như tranh vẽ
2024-05-27 08:45:00

Ruộng bậc thang ở Lai Châu không chỉ đẹp vào mùa lúa chín, mà ngay cả vào mùa gieo cấy cũng đẹp như kỳ quan. Vào mùa này, những vạt ruộng bậc thang với những gam màu đa sắc đặc...

Nuôi cá chạch sụn trong bể lót bạt cho thu nhập khá

Nuôi cá chạch sụn trong bể lót bạt cho thu nhập khá
2024-05-26 15:27:00

Xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có nhiều hồ, ao, trong đó, hồ thủy điện An Khê có nguồn nước ổn định. Tận dụng nguồn nước dồi dào, nhiều hộ dân đã phát triển nghề nuôi...

Phát hiện cấu trúc “kho thiêng”

Phát hiện cấu trúc “kho thiêng”
2024-05-26 15:16:00

Kho thiêng với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn và tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn. Cấu trúc này lần đầu tiên được biết đến ở di tích An Phú (tỉnh...

Đặc sắc tinh hoa ẩm thực Hưng Yên

Đặc sắc tinh hoa ẩm thực Hưng Yên
2024-05-26 15:03:00

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nước, của văn hóa sông Hồng, trong đó có văn hóa ẩm thực. Và ở mỗi miền...

Phát triển du lịch ở miền tây Nghệ An

Phát triển du lịch ở miền tây Nghệ An
2024-05-24 16:09:00

Bên cạnh những lợi thế do thiên nhiên ban tặng như là một trong hơn 10 Khu Dự trữ sinh quyển của Việt Nam; có hệ thống sông, suối dày đặc với nhiều thác ghềnh; có nhiều vùng...

Khơi nguồn du lịch cộng đồng buôn Trí

Khơi nguồn du lịch cộng đồng buôn Trí
2024-05-23 15:11:00

Sau hơn một năm triển khai đầu tư theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long