
Những nông dân thời 4.0
2023-05-28 14:41:00
baophutho.vn Chủ động học hỏi, tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường..., những năm gần đây xuất hiện...
Thời gian qua, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đã mở ra hướng đi mới cho các đơn vị, đưa sở hữu trí tuệ (SHTT) thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, từng bước góp phần tạo lập, duy trì và phát triển thương hiệu, hình ảnh đối với các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của vùng Đất Tổ.
Người trồng vải xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng được hỗ trợ, triển khai nhãn hiệu chứng nhận “vải chín sớm Hùng Long”.
Năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020. Tiếp đó, nhằm tiếp tục khuyến khích và tạo động lực thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, năm 2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, đến nay đã có 38 sản phẩm được đăng ký bảo hộ SHTT dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt, trong hai năm vừa qua đã hỗ trợ, triển khai thực hiện tám dự án phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù, có lợi thế phát triển của địa phương như: Nhãn hiệu chứng nhận dê Thanh Sơn; Chè Đá Hen; vải chín sớm Hùng Long…
Chuối tiêu Bản Nguyên, huyện Lâm Thao từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể đã tạo được thương hiệu trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Chương trình đã tập trung hỗ trợ xuyên suốt từ tạo lập nhãn hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề, nền tảng cho công tác quản lý, phát triển quy mô, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm sau khi được xác lập, bảo hộ SHTT đã thực sự phát huy hiệu quả. 100% sản phẩm sau bảo hộ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trên thị trường, tác động mạnh mẽ đến giá trị và tạo thị trường tiêu thụ ổn định không chỉ tại hệ thống các siêu thị mà còn tại hệ thống các kênh phân phối tiêu thụ khác, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, hợp tác xã (HTX). Điển hình như sản phẩm gà đồi huyện Thanh Ba, sau khi được gắn tem nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giá 1kg gà sống nguyên con đã tăng lên từ 90.000 đồng - 120.000 đồng, thu nhập bình quân đầu người trong HTX tăng từ 4 triệu đồng/tháng lên 6 triệu đồng/tháng; sản phẩm rau an toàn Hương Nộn đã mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ, thu nhập của người dân vùng dự án tăng 1,5 lần, sản phẩm cung ứng ra thị trường tăng từ 1,5 - 2 lần so với trước khi được bảo hộ SHTT...
Sản phẩm quế xã Trung Sơn, huyện Yên Lập được lựa chọn là một trong những địa phương được triển khai xây dựng và hình thành chỉ dẫn địa lý Quế Phú Thọ.
Đồng chí Khổng Danh Đạt - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chia sẻ: “Trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế như hiện nay thì nhu cầu về bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ấy, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về SHTT; hỗ trợ hoạt động tạo lập, khai thác và phát triển bảo hộ SHTT đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh và sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; phát huy các nguồn lực, có sự tham gia mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp cho công tác tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, điều này góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh”.
Có thể thấy, việc thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ trong thời gian qua đã được quan tâm triển khai phù hợp với điều kiện thực tế thông qua nhiều đề án, dự án qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhiều tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của việc xác lập, phát huy và bảo vệ tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Thu Hương
baophutho.vn Chủ động học hỏi, tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường..., những năm gần đây xuất hiện...
baophutho.vn Các cột giao thông là những vật thể hình trụ dạng hoặc hình chóp. Thường được trang trí bởi sơn phản quang với màu cam hoặc đỏ trên thân cột và...
baophutho.vn Là viên ngọc thô chưa tỏa sáng đúng tiềm năng, bất động sản Phú Thọ dù vẫn đang phát triển với tốc độ khiêm tốn nhưng đã là đích đến của nhiều...
baophutho.vn Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, năm 2023 sẽ là năm nắng nóng kỷ lục và không có quá nhiều mưa. Nắng nóng gay gắt kéo dài, việc sản...
baophutho.vn Năm 2023 được dự báo nắng nóng sẽ gay gắt và kéo dài, có thời điểm cực đoan do nền nhiệt tăng cao và diễn biến hết sức khó lường. Vào thời điểm...
baophutho.vn Vào mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn trong việc cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Để hệ...
baophutho.vn Những năm gần đây, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, tạo điều kiện...
baophutho.vn Ngày 23/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT &TKCN) tỉnh có văn bản về việc đảm bảo an toàn công trình và hạ du...
baophutho.vn Trên địa bàn tỉnh đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, năng suất của người lao động. Để đảm bảo sức khỏe...
baophutho.vn Từ 15h hôm nay (22/5), Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, xăng E5 RON 92 và RON 95 đều tăng giá.
baophutho.vn Theo thống kê của Công ty Điện lực Phú Thọ (PC Phú Thọ), trong 4 ngày từ 18 - 21/5 (ngày cao điểm nắng nóng nhất từ đầu hè đến nay), tổng sản...