
{title}
{publish}
{head}
Sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao theo tiêu chuẩn VietGap.
PTĐT - Thực tế cho thấy thị trường lao động trong tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định bởi lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ lệ lớn lao động làm các nghề giản đơn. Tuy nhiên trong một guồng quay khép kín như hiện nay thì dù là lao động phổ thông cũng đòi hỏi chuyên nghiệp và tính kỷ luật cao.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng nghề nông vốn theo phương thức “cha truyền con nối”, lao động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nhưng trong thời hội nhập thì “lão nông tri điền” đang dần thay bằng những “thanh nông tri điền” - đó là những nông dân thế hệ mới có kiến thức, có sự chuyên nghiệp.
Trong một lần làm việc tại huyện nông thôn mới Lâm Thao, chúng tôi được nghe anh Nguyễn Văn Nghĩa - Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã chia sẻ: Sản phẩm rau an toàn của HTX được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phú Thọ hỗ trợ dán tem điện tử thông minh để truy xuất nguồn gốc. Việc này giúp minh bạch thông tin về quá trình canh tác, thu hoạch, sơ chế đóng gói, vận chuyển rau đến cơ sở phân phối; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các hộ sản xuất, đảm bảo tin tưởng với người tiêu dùng. Hiện tại, mỗi ngày HTX cung ứng khoảng 5 tạ rau, củ an toàn ra thị trường. Nhờ sự chuyên nghiệp và đảm bảo chữ tín mà nhiều doanh nghiệp, siêu thị đã ký kết hợp đồng tiêu thụ lâu dài với HTX, tạo được “đầu ra” ổn định cho nông dân.
Họ - những nông dân tham gia sản xuất rau an toàn cũng chỉ là lao động tay chân, hàng ngày quẩn quanh “với nước, với phân” song để đứng chân trên thị trường, họ luôn tuân thủ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đi đôi với đảm bảo thời gian giao hàng. Chính sự chuyên nghiệp và tính kỷ luật đã giúp sản phẩm rau an toàn Tứ Xã góp mặt trong hệ thống siêu thị Vinmart thuộc Công ty VinEco- một thị trường khó tính của nước ta. Hợp đồng này giúp thành viên HTX bán được rau với giá cao gấp 1,5-3 lần so với giá ở chợ địa phương, từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế.
Toàn tỉnh có trên 70 làng nghề và làng có nghề, tập trung ở 4 nhóm ngành chế biến thực phẩm, chế biến nông - lâm sản, thủ công mỹ nghệ và sản xuất vật liệu xây dựng, đây là khu vực tập trung giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động phổ thông. Tuy nhiên khi kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa đa dạng về mẫu mã, chất liệu; xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi…khiến sản phẩm làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn. Cùng với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề truyền thống, tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề, trong đó tập trung phát triển các làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa bằng việc hỗ trợ vay vốn, học nghề, áp dụng khoa học công nghệ… Trên địa bàn tỉnh hiện có những làng nghề phát triển khá tốt nhờ thực hiện chuỗi liên kết và đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất đồng thời để người dân vừa tham gia “giữ nghề” vừa phát triển du lịch như làng nghề nón lá Gia Thanh, Phù Ninh; nghề chế biến nông sản thực phẩm ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì…
Kiểm tra thành phẩm giày xuất khẩu tại Công ty CP Giày Vĩnh Phú.
Ông Nguyễn Tiến Đức - Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: Tháng 6-2016, Hợp tác xã Mì gạo Hùng Lô (HTX) được thành lập dựa trên nền tảng “Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Đoàn Kết” kinh doanh và sản xuất mì gạo, phở khô, bún khô. Đây là bước làm chuyên nghiệp đầu tiên của người làm nghề. Quyền thương hiệu được đăng ký, các thành viên HTX cùng nhau liên kết, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chung vốn đầu tư dây chuyền sản xuất. Đến tháng 8- 2017, sản phẩm “Mì gạo Hùng Lô” trở thành một trong số 6 thương hiệu nông sản trong tỉnh có nhãn hiệu tập thể được Nhà nước bảo hộ. Làng nghề cũng liên kết, quảng bá sản phẩm để Hùng Lô thực sự trở thành điểm đến du lịch của thành phố.
Hiện nay lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 38,6%, chủ yếu là giản đơn, việc làm không ổn định. Từ góc độ của ngành LĐ-TB&XH, việc đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp nhằm tăng năng suất lao động. Ông Đinh Trọng Hồng- Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho rằng: Cần gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững. Trong giai đoạn công nghệ 4.0 hiện nay, tình trạng lao động giản đơn thất nghiệp sẽ ngày càng tăng, điều đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, vì thế cần thay đổi tư duy để chuyển sang một hướng mới là kết nối đào tạo với doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng hành với giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo gắn với thị trường, với cung cầu lao động...
Việt Hà
Phát triển tiểu thủ công nghiệp là hướng đi tích cực nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, việc hình thành, phát triển các hợp tác xã (HTX) hoạt động trong ...
Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ ...
Thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo ...
Xác định đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn là bước đệm quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao ...
Xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì) vốn là vùng đất sầm uất “trên bến, dưới thuyền” cùng bề dày văn hóa và những làng nghề truyền thống, một trong số đó là nghề ...
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã từng bước bắt nhịp thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng ...
Kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Đến nay, mô hình KTTT ...
Được thiên nhiên ưu đãi, nông sản Phú Thọ đa dạng, phong phú về chất lượng, chủng loại nhưng do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và thời tiết nên giá trị gia ...
baophutho.vn Sản xuất và chế biến nông sản là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gia tăng cơ cấu nông nghiệp, mở...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 4/4/2025
PTĐT - Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 dự án đầu tư từ Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký đạt gần 36 triệu USD, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực...
PTĐT-Nhiều năm trở lại đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao đã có bước...
PTĐT - Ngày 13-9, đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) báo cáo một số nội dung...
PTĐT - Phù Ninh là một trong những địa phương có tổng đàn vật nuôi luôn có số lượng nằm tốp đầu của tỉnh, toàn huyện hiện có tổng đàn trâu bò trên 13.200 con...
PTĐT - Là khu dân cư đầu tiên của huyện Yên Lập được công nhận khu dân cư nông thôn mới năm 2017, Chi bộ và nhân dân khu Minh Tiến, xã Đồng Thịnh đang quyết tâm đoàn kết vượt khó...
PTĐT-Tỉnh ta đang hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế, ứng dụng công nghệ cao để...