Cập nhật:  GMT+7

Lễ cầu làng của người Dao Thanh y ở Tân Tiến

Lễ cầu làng là một nghi lễ không thể thiếu trong năm của đồng bào dân tộc Dao Thanh y, ở thôn 4, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Với mong muốn cầu cho dân làng mạnh khoẻ, mùa màng tốt tươi, mọi người đều gặp may mắn, bình an, hạnh phúc...

Thôn 4, xã Tân Tiến có 169 hộ được sáp nhập từ 3 thôn (thôn 6, thôn 7 và thôn Khấu Lấu), với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó có hơn 30 hộ đồng bào dân tộc Dao Thanh y (thuộc thôn Khấu Lấu trước đây). Vì vậy, bà con dân tộc Dao Thanh y nơi đầy vẫn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, trong đó có lễ cầu làng.

Lễ cầu làng của người Dao Thanh y ở Tân Tiến

Thầy làm lễ tại miếu của thôn.

Ông Trương Văn Tuốt, thôn 4 cho biết, mỗi năm, lễ cầu làng được thực hiện 5 lần, tương đương với 4 quý trong năm và 1 lần vào dịp Tết, tổng kết năm. Ngày làm lễ thường là ngày 15 của tháng đầu quý, cũng có nơi đồng bào Dao làm vào ngày mùng 1. Để làm lễ, bà con thường mời thầy có uy tín hay còn gọi là ông trùm về cúng tại miếu của thôn, cầu mong cho dân làng luôn mạnh khoẻ, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, gia đình êm ấm, hạnh phúc...

Anh Vương Từ Phìn, Trưởng thôn 4 chia sẻ, lễ để dâng lên cúng thần linh, tổ tiên thường được chế biến từ lợn, gà, cùng với gạo, rượu, nước trắng... Đó chính là những sản vật do bà con chăn nuôi, sản xuất được. Ngày làm lễ, bà con dậy từ sớm để chuẩn bị, với tấm lòng thành dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong những điều may mắn, thuận lợi sẽ đến với dân làng.

Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, buổi lễ còn là dịp để gắn kết cộng đồng, phát huy tình đoàn kết xóm làng. Ông Trương Văn Dũng, thôn 4 bày tỏ, dù ở đâu, bà con dân tộc Dao Thanh y cũng luôn đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, lễ cầu làng được duy trì vào ngày rằm tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng 10 và tháng 12 hằng năm là một phong tục đã được duy trì từ lâu đời để bà con cùng hướng về thần linh, tổ tiên, mong những điều may mắn, tốt đẹp nhất cho mọi người. Mâm cỗ dâng lên không cần phải mâm cao, cỗ đầy, quan trọng là tấm lòng thành của mỗi người dân trong làng.

Lễ cầu làng là nét đẹp văn hoá tâm linh của đồng bào Dao Thanh y ở thôn 4, xã Tân Tiến (Yên Sơn). Qua đó, góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao ở địa phương.

Huyền Linh (Báo Tuyên Quang)


Huyền Linh (Báo Tuyên Quang)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

“Sống lại” trang phục người Phù Lá

“Sống lại” trang phục người Phù Lá
2024-08-21 09:37:00

Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai...

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay
2024-08-19 14:19:00

Thị xã Mường Lay có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Thái, ngành Thái trắng. Trải qua quá trình sinh sống và phát triển, người Thái...

Chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết
2024-08-18 08:19:00

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sự phát triển KT – XH, duy trì nòi giống cũng như đạo đức xã hội. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình trạng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long