Cập nhật: Thứ 4, 25/11/2009 | 16:19 GMT+7

Lên Hạ Thành vui hội hạ sơn

- Không ít lần được cùng người Dao vui trọn mấy ngày trong tết Nhảy, lễ Lập tĩnh truyền thống, cùng họ ngược núi phát lau lách cỏ dại dọn đất trồng khoai tầng, luồn rừng cả buổi lấy măng nứa, măng mai…, tôi luôn có ấn tượng mạnh về những con người hiền lành, đôn hậu như hạt lúa, ngọn măng mà mạnh mẽ, rắn rỏi với sức chịu đựng dẻo dai trong môi trường khắc nghiệt. Mới đây được cùng người Dao bản Hạ Thành (xã Tân Lập, Thanh Sơn) vui ngày hội đặc biệt: Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc và kỷ niệm 40 năm bản hạ sơn theo chủ chương định cư, định canh, trong gió lạnh, sương núi mờ mịt, bên bếp lửa rừng rực than hồng, bát rượu hoẵng cất đã lâu năm thoảng hương vị của núi rừng sóng sánh trên tay, chúng tôi được nghe các cụ cao tuổi kể về những ngày tháng sống cheo leo trên sườn núi gần nửa thế kỷ trước. Chất giọng bậc cao niên trầm đục, trang nghiêm như đang hát sử thi…

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Thanh Sơn trao giấy khen cho các cá nhân đồng bào Dao khu Hạ Thành có nhiều thành tích trong việc thực hiện định cư, định canh tại địa phương.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trên dãy núi Hang Chuột của xã Tân Lập có hai xóm người Dao sống là Động Bương và Động Lìm. Gọi là xóm nhưng thực tế đó chỉ là mấy chục nóc lều lán tạm bợ của những người sống chủ yếu dựa vào các sản vật của rừng và làm nương rẫy. Hàng ngày, thanh niên trai tráng vào rừng hái lượm, đặt bẫy, săn bắn muông thú làm thực phẩm dự trữ phát hiện ra khoảng đất nào khả dĩ có thể dọn bãi trỉa lúa là về kéo cả xóm đến phát cây, đốt nương làm rẫy trong khoảng thời gian 2-3 năm. Đất cằn cỗi họ lại tìm đến khu vực khác để lại những vạt rừng trơ trọi. Cuộc sống du canh du cư đã đưa các hộ dân Động Bương, Động Lìm lang thang khắp các khu vực trên núi Hang Chuột, nhiều lần họ còn lần sang cả tỉnh bạn dựng lều sống qua mấy mùa rẫy. Cuộc sống lầm lũi giữa rừng của hơn hai trăm con người không trường học, trạm xá, không giao lưu buôn bán với những hủ tục lạc hậu tồn tại dai dẳng đã khiến chính quyền huyện Thanh Sơn lúc bấy giờ nhiều trăn trở, day dứt về nhiệm vụ cần nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân. Việc quan trọng đầu tiên được xác định là phải thành lập được hệ thống chính quyền tại xóm bản. Từ trước đến nay, người Động Bương, Động Lìm sống nay đây mai đó, người dân trong xóm không có khái niệm chính quyền. Mọi việc quan trọng liên quan đến lợi ích cộng đồng đều do những người cao tuổi, có uy tín trong xóm bàn bạc quyết định. Khi đoàn cán bộ huyện lên gặp gỡ, trao đổi với người dân đã gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ tuyên truyền vận động thì bà con nghe đấy nhưng việc quyết định phải do các già làng mà ý kiến của họ không phải lúc nào cũng thống nhất được với nhau. Phải có trưởng bản đứng ra quản lý, lo liệu công việc chung. Các cán bộ trong đoàn vận động định cư định canh đã tổ chức cho bà con họp bàn bầu người uy tín cáng đáng nhiệm vụ trưởng bản. Ông Lê Văn Biên xóm Động Lìm và ông Hoàng Đình Thực xóm Động Bương là những người đứng tuổi biết chữ quốc ngữ được đông đảo bà con kính trọng, tín nhiệm bầu làm trưởng bản. Thông qua trưởng bản, các cán bộ đoàn vận động đã dần đưa chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân thông qua hình thức tổ chức các tổ đi làm cùng dân, tham gia lao động sản xuất cho người dân thấy được lợi ích của việc cải tạo đất, bắc ống dẫn nước trồng lúa, tổ chức sinh hoạt vệ sinh, sử dụng thuốc men khi đau ốm… Sau thời gian ngắn, nhận thức của người dân Động Lìm, Động Bương đã có nhiều thay đổi, đặc biệt sau khi nghe những người theo chân cán bộ tham quan cuộc sống bà con dưới xuôi về kể lại những điều mắt thấy tai nghe. Các hộ người Dao quen sống lang thang trên các sườn núi cheo leo bắt đầu suy tính. Tại sao mình lam lũ vất vả quanh năm mà vẫn mãi thiếu đói trong khi bà con dưới xuôi có cuộc sống ổn định, trẻ nhỏ được tới trường, khi ốm đau được điều trị chăm sóc chu đáo. Sống dựa vào rừng mãi thế này không ổn. Rừng trù phú thật nhưng cứ phá mãi rồi cũng có lúc cạn kiệt. Ngay cả mấy vạt nương cứ quanh đi quanh lại cũng đã cằn cỗi bạc màu. Con cầy con cúi nguồn thực phẩm chính ngày càng khó kiếm hơn. Đời mình đã vậy nhưng còn lớp trẻ. Không lẽ cả đời chúng lại tiếp tục với vòng luẩn quẩn lang thang khắp các xó rừng dựng lều đốt nương ? Đắn đo suy tính thiệt hơn, đầu năm 1968, 19 hộ dân hai xóm đã nghe theo lời cán bộ chuyển nhà xuống khu xóm Chủng bắt đầu cuộc sống mới. Cuối năm 1969, 27 hộ với 157 nhân khẩu còn lại của hai xóm đã quyết định hạ sơn. Được chính quyền và người dân xóm Chủng tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ như: Giúp dựng nhà, nhường đất đai, ruộng nương, hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, cuộc sống những người hạ sơn đã dần ổn định. Khu hành chính Hạ Thành có tên từ ngày đó. Tháng 12 năm 1969, đại hội Hợp tác xã nông nghiệp khu Hạ Thành lần đầu tiên được tổ chức. Ban quản trị, ban kiểm soát được thành lập. Ông Lý Văn Xiềm được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm.

Bốn mươi năm đã trôi qua, cùng với sự phát triển chung, cuộc sống người dân Hạ Thành hôm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chuỗi ngày cơ cực thiếu đói lang thang trên sười núi chỉ còn lại trong ký ức những người cao tuổi. Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Đình Điện-Bí thư chi bộ bản Hạ Thành vui vẻ cho biết: “Toàn bản hiện có 91 hộ với 419 nhân khẩu. Đất nông nghiệp chỉ có 13,2 ha nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại, kết hợp thâm canh gối vụ với sử dụng đại trà các giống mới cho năng suất cao, bình quân lương thực đã đạt 325kg/người/năm. Hộ đói không còn, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần còn 55%. Công tác bảo vệ, phát triển rừng được chính quyền và người dân trong bản đặc biệt quan tâm chú trọng. Độ che phủ rừng đạt 91%.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, 100% gia đình trong bản đã tham gia tích cực với các hoạt động thiết thực, cụ thể: Năm1998, Hạ Thành chính thức khai trương khu dân cư văn hóa và được UBND tỉnh công nhận làng văn hóa; được Bộ Văn hóa tặng Bằng khen. Đến nay, 60% gia đình trong khu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Các nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao như: Lập tĩnh, Tết nhảy, truyền thống đùm bọc, đoàn kết nương tựa vào nhau… vẫn được gìn giữ và phát huy phù hợp với điều kiện mới. Khó khăn vẫn còn nhưng so với những ngày lang thang trên núi tìm đất làm nương, cuộc sống hôm nay với chúng tôi cứ như một giấc mơ đẹp. Ơn Đảng, ơn Nhà nước nhiều lắm!”. Không chỉ Bí thư chi bộ Điện, mà hơn bốn trăm người Dao trong bản đều có chung tâm trạng phấn khởi, vui mừng trong ngày hội kỷ niệm 40 năm hạ sơn. Trong căn nhà nhỏ sau khu đất trống giữa bản, hai thanh niên trong trang phục người Dao đang hì hục mổ lợn liên hoan dừng tay hút thuốc trò chuyện với giọng hồ hởi : “Anh thấy bản em tổ chức được không? To hơn cả lễ Lập Tĩnh còn gì. Các anh cứ ở lại đây cùng bà con. Đêm nay tổ chức văn nghệ hay lắm.” Đêm giao lưu văn nghệ với những lời ca, điệu múa mượt mà, khỏe khoắn của những chàng trai, cô gái người Dao diễn ra trong ánh lửa trại đỏ rực bốc cao giữa màn đêm thẳm thẳm của núi rừng.

Tay nắm tay cùng vui trong điệu múa sạp với những người con của bản, tôi chợt nhớ lại câu nói hồ hởi, tự hào của cậu thanh niên trong trang phục người Dao đang học tại Việt Trì bắt xe khách về dự hội lúc chiều : “Em là người Dao Hạ Thành!”. Đúng như vậy, các thế hệ người Dao nơi đây có quyền tự hào với những thành tích phát triển kinh tế - xã hội họ đã đạt được. Và với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong thời gian không xa, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc sẽ đến với người dân nơi đây.

Hà Phương



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người Thổ hạ sơn
00:28 30/09/2022

Là nơi duy nhất trên địa bàn huyện Thanh Sơn có đông người Thổ sinh sống, khu Quất, xã Yên Lương hiện có 84 hộ với 344 nhân khẩu, trong đó 30 hộ là đồng bào ...

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng
01:46 20/09/2024

Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ...

Đồng Tào 20 năm sau ngày hạ sơn
10:36 13/10/2024

Sau gần 20 năm thực hiện chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, 23 hộ đồng bào dân tộc Dao ở Lùng Mằng thuộc xã Xuân Sơn (thuộc vùng lõi Vườn Quốc ...

Xạ thủ vùng Còn
01:48 16/09/2023

Thời trai trẻ, anh thanh niên Hà Minh Chất (khu Còn, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn) là người thợ săn nức tiếng bản trên, xóm dưới với tài bắn nỏ bách phát bách ...

Bình yên Xuân Thắng
01:36 16/01/2023

Xuân về tỏa hương ngọt ngào khắp đất trời, muôn nơi hân hoan đón chào một năm mới. Nơi rẻo cao xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, bản người Dao Xuân Thắng ngập tràn ...

Cặp cây Chò chỉ nghìn năm tuổi ở Xuân Sơn
03:28 23/03/2024

Đến Bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, từ xa, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hai cây Chò chỉ cao sừng sững giữa những mái nhà sàn. Không chỉ góp phần làm ...

“Ngọc thô” Sơn Phú
04:46 09/06/2024

Sơn Phú (Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) được thiên nhiên ban tặng cảnh đẹp hùng vĩ, khí hậu trong lành. Nơi này có đến 70% người Dao sinh sống, còn lưu giữ văn hóa ...

Ngày mới Chen - Chự - Hồ
07:25 01/01/2023

Chen- Chự - Hồ là ba bản người Dao nằm cheo leo cuối dãy núi Tu Tinh, nhìn xuống dòng suối Cái cuộn chảy và những dãy núi sừng sững như cột chống trời. Đây là ...

Những người sống treo trên sóng

Những người sống treo trên sóng
02:28 16/11/2009

óng đáy hàng khơi là công việc nặng nhọc và đầy hiểm nguy. Ngư dân phải ra khơi cách bờ từ 7 - 10 hải lý, dùng hai cây gỗ chắc đóng sâu vào đáy biển và chăng lưới, chờ con...

Xuyên rừng tìm “quái thú” nuốt bò ở Bến Thân

Xuyên rừng tìm “quái thú” nuốt bò ở Bến Thân
09:21 06/11/2009

Một cảnh tượng vô cùng kinh hãi diễn ra trước mắt Hênh. Con “quái thú” và con bò cùng lăn ầm ầm từ vách núi xuống thung lũng, khiến cỏ cây đổ rạp. Hênh sợ hãi đến chết lặng.Mấy...

Lên cao nguyên đá Đồng Văn

Lên cao nguyên đá Đồng Văn
11:45 02/10/2009

Trong những ngày tháng 9 lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh gồm 15 người do Nhà báo Nguyễn Đắc Sinh – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến đi...

Nơi chắt chiu sự sống

Nơi chắt chiu sự sống
03:45 21/09/2009

ó là Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội)- nơi nuôi dưỡng trẻ có HIV. Tại đây có những chuyện ấm áp tình người, nhưng cũng không hiếm chuyện phải...

Tưng bừng ngày hội giao quân

Tưng bừng ngày hội giao quân
12:37 08/09/2009

Sáng sớm ngày 8-9, trong tiết trời mùa thu, nắng vàng bừng lên rực rỡ. Trên khắp các nẻo đường dẫn về sân vận động huyện Thanh Thủy - nơi diễn ra lễ giao nhận quân đợt 2/2009,...

Người còn lại của làng Giang Lai Đồng

Người còn lại của làng Giang Lai Đồng
09:39 01/09/2009

Đuôi mắt đã rạn chân chim, nước da điểm đồi mồi, mái tóc bạc trắng màu thời gian... nhưng từ đôi mắt sáng lấp lánh, miệng cười duyên dáng và đặc biệt là giọng ca trong vắt, cao...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 27°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long