{title}
{publish}
{head}
Cây chè đã và đang khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Phú Thọ, do vậy tỉnh luôn khuyến khích doanh nghiệp, người dân liên kết cùng xây dựng vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây chè, tỉnh tập trung mở rộng diện tích thâm canh chè hữu cơ, chè an toàn sinh học. Mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã, bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ triển khai tại các địa phương đã mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển bền vững.
Mô hình thâm canh chè hữu cơ, an toàn sinh học ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê góp phần tăng năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ.
Tân Sơn là một trong những huyện có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển cây chè. Đảng bộ huyện xác định chè là cây trồng chủ lực để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Đặc biệt, huyện xác định đầu tư thâm canh tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm chè nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Được Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, 2 năm nay, cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Kính Nữ, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn đã thay đổi phương pháp chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè, toàn bộ diện tích chè hơn 2ha của gia đình được áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Quá trình phòng trừ sâu bệnh, dùng thuốc sinh học và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng đối tượng sâu bệnh, đúng thuốc, đúng cách, đúng lúc. Bà Nguyễn Thị Nữ - Chủ cơ sở cho biết: “Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gia đình tôi tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như bón phân hữu cơ, không phun thuốc trừ cỏ, chất lượng sản phẩm chè nâng lên”.
Cùng với đó, cơ sở còn được hỗ trợ máy móc chế biến, đóng gói chè xanh, bao bì, tem nhãn tích hợp mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm. So với trước đây, cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Kính Nữ chủ yếu chỉ sơ chế sản phẩm cung cấp cho các đầu mối chế biến nhưng từ khi được ngành Nông nghiệp hỗ trợ đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm, giá trị bình quân 1kg tăng từ 40.000 đồng lên 200.000 đồng, gấp 5 lần so với trước đây.
Hiện nay mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ đang được triển khai tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Ba, Phù Ninh, Thanh Thủy... tổng diện tích các mô hình trên 16ha. Với chính sách hỗ trợ, các cơ sở, sản xuất chế biến đã xây dựng được thương hiệu chè xanh đảm bảo các điều kiện tiêu thụ trên thị trường và các sàn thương mại điện tử. Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 15.000ha chè, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 14.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt xấp xỉ 179.000 tấn. Việc ứng dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và các giải pháp đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ, hình thành chuỗi liên kết sản xuất bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè.
Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, chế biến chè ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất; chuẩn hóa các nội dung, quy trình sản xuất để khi các sản phẩm đưa ra thị trường tuân thủ các điều kiện về chất lượng, tem, nhãn mác, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc.
Hoàng Hương
baophutho.vn STT
baophutho.vn Ngày 22/11, Chi cục Thuế thị xã Phú Thọ phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế của các phường, xã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện gắn mã QR...
baophutho.vn Địa bàn huyện Thanh Thủy hàng năm thường chịu ảnh hưởng của nhiều đợt thiên tai, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân. Cùng với...
baophutho.vn Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội Nông dân đã tổ chức tốt các hoạt động tương trợ giúp đỡ trong nội bộ nông dân, thông qua các hình thức...
baophutho.vn Phú Thọ là một trong 10 tỉnh nằm trong Quy hoạch vùng Thủ đô, là đầu mối giao thoa giữa vùng Thủ đô với vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Quy...
baophutho.vn Ngày 14/6, Viettel Phú Thọ tổ chức “Ngày hội đổi máy 4G” nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi từ máy 2G lên 4G trước thời điểm dừng hoàn toàn công...
baophutho.vn Chồng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm giám đốc, vợ là Phó Giám đốc của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Liên Hoa Chi, ở Tứ Xã, huyện Lâm...
baophutho.vn Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số, được xác định có vai trò dẫn dắt, tạo...
Chuyên gia cho rằng nhu cầu mua vàng vật chất vẫn mạnh mẽ và giá vàng sẽ dễ đạt 2.600-2.700 USD/ounce trong năm nay.
baophutho.vn Với những phương thức tiếp cận vốn linh hoạt, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có cuộc sống sung...
baophutho.vn Ngày 13/6, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn chính sách và triển khai một số giải pháp thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã...
baophutho.vn Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, xúc tiến tiêu...