{title}
{publish}
{head}
PTO- Tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) nhưng nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Bên cạnh đó, dịch cúm A (H5N1) và cúm A(H1N1) đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ngành Y tế tỉnh đã triển khai các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động nhằm phát hiện sớm, bao vây, khống chế và kiểm soát hiệu quả dịch cúm A, không để dịch lây lan rộng, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
Ngay sau khi có kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam và Công điện về việc phòng chống cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1) của Bộ Y tế, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người và Kế hoạch phòng, chống dịch cúm A(H7N9), phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị; tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H1N1). Ngành đã xây dựng các tình huống đối với cúm A(H7N9). Căn cứ vào từng tình huống, ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi chưa phát hiện ca bệnh, công tác phòng chống cúm A hiện nay tập trung vào các hoạt động: Giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm các ca bệnh; có biện pháp xử lý kịp thời; tăng cường tuyên truyền cho người dân các biện pháp dự phòng có hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, các đơn vị y tế trong tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các báo, đài địa phương tăng cường thời lượng, cập nhật thông tin, nhằm cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích về đặc điểm, con đường lây truyền và cách phòng tránh cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) để mỗi người dân nâng cao nhận thức, tránh tư tưởng lo sợ hoặc chủ quan; tuyên truyền sâu rộng đến tận khu dân cư qua hệ thống loa truyền thanh thông điệp phát thanh về phòng chống cúm A(H7N9), cúm A(H5N1) và các biện pháp phòng, chống như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống cúm A(H7N9); kiện toàn lại các đội cơ động phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y để nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin tình hình dịch cúm trên đàn gia cầm; giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi Viện dịch tễ Trung ương để xét nghiệm; tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về công tác phòng chống cúm A cho tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn; tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng chống cúm A(H7N9) ở người. Đồng thời, dự trù hóa chất, trang thiết bị, thuốc, phòng hộ và phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H1N1).
Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành cũng đã tổ chức triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường công tác truyền thông phòng chống cúm A tại cộng đồng; phối hợp với các bệnh viện thu thập thông tin, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút đến điều trị tại bệnh viện; chỉ đạo các trạm y tế xã/phường/thị trấn tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút trên địa bàn.
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm vi phạm việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ, chế biến thực phẩm; hướng dẫn cho người dân không sử dụng thịt gia cầm, gia súc bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc.
Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, thu dung điều trị bệnh nhân đảm bảo nguyên tắc cách ly, phòng chống nhiễm khuẩn; thực hiện đúng phân tuyến điều trị và phác đồ xử lý cấp cứu khi có bệnh nhân mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H1N1); chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ đảm bảo cứu chữa kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa bệnh nhân tử vong do cúm A.
Hiền Nguyễn
Bệnh cúm gia cầm lây sang người là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5, cúm A/H7... gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị ...
Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua. Cúm A/H5N1 là chủng có ...
Thời gian qua, số lượng bệnh nhi mắc cúm A có dấu hiệu gia tăng. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng: Sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt, ăn kém, mệt ...
Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành. Trong khi thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát ...
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết giá rét và mưa phùn kéo dài nhiều ngày qua tại miền Bắc, số người mắc cúm A tăng cao.
Virus cúm gia cầm A phát triển thành các dòng di truyền riêng biệt dựa trên vị trí địa lý nơi chúng xuất hiện lần đầu tiên, từng lây nhiễm sang người là chủng ...
Tuy là bệnh thông thường nhưng cúm A cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc điều trị đúng. Biến chứng dễ xảy ra ở người cao tuổi, trẻ ...
Uống cà phê hoặc trà mỗi ngày có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu mới cho biết, việc tiêu thụ hai loại đồ uống này có liên quan đến việc giảm...
Tay chân lạnh là tình trạng phổ biến trong mùa đông. Vậy tay chân lạnh có phải do thời tiết hay tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe nào?
Đề xuất trên được Bộ Y tế đưa ra tại dự thảo lần 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Bộ Y tế, đề xuất này nhằm mục tiêu tiến tới mỗi người...
Khi cơ thể đang cố gắng nói cho bạn biết một điều gì đó ví như bạn đang thiếu những vitamin quan trọng, nó có thể biểu hiện một số dấu hiệu kỳ lạ.
Trước những thông tin gừng nhập khẩu từ Trung Quốc có chất cực độc, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật tiến hành lấy mẫu kiểm tra.
Trong Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết mình rất chia sẻ với những người dân đi khám bệnh bằng thẻ BHYT trong thời qua...
Mùa hạ, tiết trời nóng bức, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể rất lớn. Uống đủ nước tinh khiết đã là tốt, nhưng nếu có được một loại nước giải khát...
Quệt những giọt mồ hôi cứ tuôn trào trên mặt vì nắng nóng, chị Nguyễn Hà (ở Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, bế đứa con gái sốt hầm hập hơn 39 độ như một hòn than trên tay tại Bệnh viện Nhi...