
{title}
{publish}
{head}
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo Quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Để tổ chức quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm muối Sa Huỳnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giao Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ chịu trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo quy định.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ thực hiện công tác quản lý, truyền thông, quảng bá, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm muối Sa Huỳnh.
Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo tồn đồng muối truyền thống Sa Huỳnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nghề làm muối ở Sa Huỳnh có truyền thống lâu đời (từ thế kỷ 19) nên người dân rất gắn bó và có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối, với phương pháp thủ công truyền thống, thể hiện bản sắc địa phương, được cộng đồng diêm dân Sa Huỳnh trao truyền qua nhiều thế hệ.
Việc công nhận nghề làm muối Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cộng với việc triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo tồn đồng muối truyền thống Sa Huỳnh là chìa khóa thúc đẩy du lịch phát triển gắn liền với sinh kế bền vững của người dân Sa Huỳnh, quảng bá du lịch cộng đồng Sa Huỳnh.
Minh Nhật (Báo Dân tộc và Phát triển)
Chủ trương để người dân cùng làm du lịch, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh được sự đón nhận và hưởng ứng của người dân, góp phần cho sự sôi động và phát triển của ngành công...
Các hoạt động Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh và “Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025
Sau gần 10 năm phát triển, mỗi năm mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) thu hút hơn 3.500 khách, chủ yếu là người nước ngoài. Qua đó đem lại...
Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa...
Nhìn từ trên cao, lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) như một dải lụa xanh dưới chân đèo Mã Pì Lèng. Với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, thơ...
Du khách đến với Mù Cang Chải sẽ có cơ hội phiêu đắm trong tiếng khèn Mông và trải nghiệm sắc thắm hoa Tớ dày tại một Festival đặc biệt diễn ra cuối tháng 12/2024.
Chào đón Giáng sinh và năm mới 2025, khu du lịch Happy Land Mộc Châu, tại bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã làm mới và ra mắt “Thị trấn tuyết” được phủ đầy...
Cỏ bàng tưởng chừng chỉ có thể tìm thấy ở những vùng quê “đất mặn đồng chua” nay lại trở thành sản phẩm thời trang hiện đại. Ngoài những chiếc đệm ngủ, cỏ bàng hiện còn được...
Nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn vài cây số về phía Nam, làng biển Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) nằm trong thung lũng được bao bọc bởi núi Xuân...
Sau hai năm kể từ khi Nghị quyết 18-NQ/TU về phát triển du lịch chất lượng cao được ban hành, Lâm Đồng đã ghi dấu những bước tiến đáng kể trên con đường xây dựng một điểm đến...
Mù Cang Chải - điểm đến hấp dẫn khách quốc tế
Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã...