Cập nhật:  GMT+7

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có dịp đến Bản Hồ, chúng tôi được nghe chị Đào Thị Chứ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã kể về những nét văn hóa truyền thống các dân tộc nơi đây. Trong đó, dệt vải, nhuộm chàm của người Tày là một trong những nghề truyền thống được truyền qua các thế hệ cho đến nay. Theo chị Chứ, trước đây, vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi đến xã Bản Hồ, đâu đâu cũng thấy nương bông trắng muốt. Đây là nguyên liệu làm ra vải và trang phục truyền thống cũng như các vật dụng sinh hoạt của đồng bào Tày, như chăn, gối, túi, khăn... Tuy nhiên, ngày nay, không gia đình nào trồng bông nhưng công đoạn dệt vải, nhuộm chàm truyền thống vẫn được lưu giữ. Hiện xã Bản Hồ có khoảng 30 hộ làm nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, chủ yếu tại thôn Bản Dền và thôn La Ve.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Được chị Chứ giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà “nghệ nhân” Hoàng Thị Ngân tại thôn Bản Dền để tìm hiểu nghề dệt vải, nhuộm chàm. Trong căn nhà sàn truyền thống, bà Ngân tất bật chuẩn bị nhuộm vải vì mới có đơn đặt hàng số lượng lớn của du khách từ Hà Nội. Chứng kiến các bước để tạo ra tấm vải nhuộm cùng hoa văn đặc sắc mới thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của những người phụ nữ nơi đây.

Bà Ngân chia sẻ: Ngay từ nhỏ, tôi đã được bà, mẹ chỉ bảo cách dệt vải, nhuộm chàm. Đến năm 16, 17 tuổi, những cô gái như tôi hồi đó phải làm thuần thục các công đoạn thì mới được công nhận là một người trưởng thành. Cô gái nào cũng phải biết dệt vải, nhuộm chàm để làm quần áo cho các thành viên trong gia đình sử dụng hằng ngày và trong những ngày lễ, tết, cưới hỏi...

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Theo bà Ngân, để làm ra một tấm vải chàm mất khoảng hơn 10 ngày cùng nhiều công đoạn. Sau khi thu hoạch bông, phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn kéo bông thành sợi, rồi cho vào nồi đun sôi với nước gạo đến khi chín nhừ mới đem đi phơi khô và dệt thành vải. Dệt xong, tiếp tục nấu vải với nước lã nhiều giờ trên bếp củi, sau đó phơi khô và lăn đá để có được tấm vải lanh mềm mại, bóng bẩy. Tùy vào mục đích sử dụng mà phụ nữ Tày sẽ tạo hình hoa văn bằng cách khâu chỉ đột, buộc sỏi hoặc để nguyên tấm, rồi mang đi nhuộm chàm. Nước nhuộm được hãm từ chàm với nước được đun bởi lá bưởi, lá chanh và dược liệu. Cuối cùng, để có sản phẩm hoàn chỉnh, sẽ phải nhuộm 8 - 10 nước chàm và 4 nước củ nâu, sau đó nhuộm thêm 4 - 6 nước chàm. Để vải mềm và không phai, phải đem hấp với lá ổi, lá chua và đập vải nhiều lần. Với cách thức hoàn toàn thủ công này, từ tấm vải lanh thô cứng đã trở thành những sản phẩm đẹp, mang hoa văn, họa tiết đặc trưng về văn hóa truyền thống của người Tày xã Bản Hồ.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Qua thời gian, khi du lịch phát triển, những sản phẩm nhuộm chàm và tạo hình hoa văn của người Tày xã Bản Hồ được du khách ưa chuộng. Giờ đây, các sản phẩm truyền thống này vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, vừa trở thành sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường. Nhờ vậy, bà con có thêm nguồn thu những lúc nông nhàn.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Để gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể.

“Gìn giữ và bảo tồn nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của đồng bào Tày là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bởi những sản phẩm truyền thống này không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ du lịch, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc”. - Chị Đào Thị Chứ, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa

Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã cùng với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm lưu giữ và bảo tồn nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống, như hướng dẫn cho trẻ trải nghiệm; thành lập các đội văn nghệ, trong đó sử dụng trang phục dân tộc khi biểu diễn; đẩy mạnh quảng bá, thu hút du khách đến trải nghiệm...

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Từ đôi tay khéo léo cùng sự sáng tạo, phụ nữ Tày xã Bản Hồ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống, mà còn quảng bá, giới thiệu về nét độc đáo trong văn hóa của dân tộc mình.

Lê Nam (Báo Lào Cai)


Lê Nam (Báo Lào Cai)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới

Từ nếp nghĩ cũ đến cuộc sống mới
2024-11-22 15:33:00

baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi
2024-03-20 10:48:00

Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...

Độc đáo Lễ cúng hoa Ban của người Xinh Mun

Độc đáo Lễ cúng hoa Ban của người Xinh Mun
2024-03-18 08:58:00

Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...

Tết rừng - một cách giữ rừng ở Yên Bái

Tết rừng - một cách giữ rừng ở Yên Bái
2024-03-12 08:35:00

Tết rừng đã có từ khi người H’Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập bản, trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng nơi đây. Theo truyền thống...

“Cung đường di sản văn hóa Dao”

“Cung đường di sản văn hóa Dao”
2024-03-07 15:10:00

Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án....

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long