{title}
{publish}
{head}
Trong năm 2025, các quốc gia ở Trung và Đông Âu, vốn phụ thuộc vào ngành sản xuất ôtô, sẽ đương đầu với thách thức nặng nề bởi các loại thuế do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ôtô ở Zwickau (Đức).
Những đề xuất thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada và Mexico có thể châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại và tác động nghiêm trọng đến các nhà sản xuất ôtô châu Âu.
Trong năm 2025, các quốc gia ở Trung và Đông Âu, vốn phụ thuộc vào ngành sản xuất ôtô, sẽ đương đầu với thách thức nặng nề bởi các loại thuế này.
Ngành công nghiệp ôtô Đức, hiện là nhà xuất khẩu ôtô chở khách lớn nhất của châu Âu sang Mỹ, cũng đặc biệt dễ bị tổn thương trước những mối đe dọa thuế quan của ông Trump.
Ông Toma Savic, một cựu giám đốc tại Zastava, nhà sản xuất ôtô quốc tế của Serbia đã đóng cửa vào năm 2008 và chuyển đổi thành Fiat Chrysler Automobies Serbia, cho biết các loại thuế quan sẽ là một “cú đánh” đặc biệt nặng nề đối với hoạt động sản xuất ở quốc gia Balkan này.
Ông nói: "Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc thu hẹp sản xuất tại châu Âu và cắt giảm nhân sự hàng loạt.”
Ngành công nghiệp ôtô Đức được dự báo sẽ chịu tác động nặng nề nhất trong số các nước châu Âu, từ các mức thuế quan tiềm tàng mà ông Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng.
Theo một số ước tính, các nhà sản xuất ôtô châu Âu và Mỹ có thể mất tới 17% lợi nhuận hàng năm nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với châu Âu, Mexico và Canada.
Triển vọng thuế quan của Mỹ Mặc dù châu Âu không được đề cập cụ thể trong thông báo thuế quan đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump vào cuối tháng 11/2024, nhưng ông đã nhắm vào Liên minh châu Âu (EU) trong chiến dịch tranh cử hồi đầu năm nay, cáo buộc các đối tác châu Âu có hành vi thương mại không công bằng và "đánh cắp" công việc sản xuất của người Mỹ.
Thị trường Mỹ là điểm đến chính cho dòng xe ôtô chở khách của châu Âu. Các lô hàng ôtô xuất khẩu xuyên Đại Tây Dương đã đạt giá trị lên đến 42,5 tỷ USD vào năm 2023, theo thống kê của Statista - một nền tảng trực tuyến của Đức chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu.
Ở chiều ngược lại, giá trị ôtô của Mỹ nhập khẩu vào EU trong cùng kỳ chỉ đạt khoảng 7,8 tỷ USD.
Ông Trump đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử vào tháng 9/2024 rằng ông muốn các nhà sản xuất ôtô Đức trở thành “công ty ôtô Mỹ” và "xây dựng các nhà máy ở đây."
Ông cho biết sẵn sàng đưa ra các mức thuế thấp và chi phí năng lượng rẻ để thu hút thêm các công ty vào Mỹ sản xuất.Vào năm 2016, các nhà sản xuất ôtô Đức đã tránh được mức thuế 35% do ông Trump đưa ra trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đầu tiên, bằng cách đầu tư vào sản xuất tại Mỹ.
Tuy nhiên, các mức thuế mới mà ông Trump đề xuất lần này có thể khiến các nhà sản xuất ôtô châu Âu gặp khó khăn hơn khi xây dựng nhà máy ở Mỹ.
Thời khắc quyết định Mối đe dọa từ các mức thuế mới sẽ càng làm tăng thêm áp lực đối với ngành công nghiệp ôtô châu Âu, khi ngành này đang nỗ lực cạnh tranh trong thị trường xe điện (EV) tương lai, đang bị chi phối bởi các nhà sản xuất Trung Quốc.
Đầu năm nay, EU áp thuế lên đến 35% đối với xe điện từ Trung Quốc và đã tăng lên đến 45,3% vào cuối tháng 10/2024, với hiệu lực kéo dài trong 5 năm.
Thêm vào đó, doanh số bán xe điện tại EU đã giảm sút, do một số chính phủ trong khối đã hủy các khoản trợ cấp nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua xe điện.
Sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc, như BYD - hãng dẫn đầu trong ngành EV, cũng đã khiến các thương hiệu ôtô phương Tây mất thị phần tại Trung Quốc, trong đó Volkswagen đặc biệt gặp khó khăn trong việc duy trì doanh số bán hàng.
Giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, doanh số bán hàng giảm sút tại các thị trường trong nước và sức ép từ những thay đổi chính sách thuế quan tiềm tàng của ông Trump, nhiều nhà sản xuất ôtô châu Âu đang phải đối mặt với triển vọng u ám.
Viện Kinh tế Đức dự đoán rằng nếu Tổng thống đắc cử Trump áp thuế quan 20% đối với hàng hoá của EU, nền kinh tế Đức có thể thiệt hại tới 192,5 tỷ USD trong bốn năm tới.
Những chi phí đó cũng sẽ có hiệu ứng lan tỏa ở các khu vực Trung và Đông Âu, vốn phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất ôtô.
Nguồn TTXVN
Cơ quan chức năng đã tìm thấy trong chiếc xe gây án - một xe hiệu Ford được thuê lại, của nghi phạm Din Jabbar và vũ khí, thuốc nổ, một lá cờ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi...
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng các nước phải hợp tác đưa thế giới vận hành theo con đường an toàn hơn, thông qua việc giảm mạnh phát thải khí nhà kính và chuyển đổi tới...
Những xáo trộn chính trị tại một loạt quốc gia đang tác động sâu sắc đến các trục quan hệ và cục diện địa chính trị thế giới. Không chỉ là "năm siêu bầu cử" với khoảng 60 cuộc...
Trong lần hạ cánh lần hai do trục trặc ở càng đáp, phi công buộc phải cho máy bay hạ cánh bằng thân, song máy bay không thể giảm tốc độ kịp thời, đâm vào công trình ở cuối...
Sự cố tràn dầu khiến các bãi biển cát tại khu nghỉ mát Anapa và vùng lân cận bị phủ dầu, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các loài động vật hoang dã trong đó có chim biển, cá heo.
Chính sách chính thức của chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Trump sẽ chỉ công nhận hai giới tính nam và nữ.
Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu.
Theo thông báo từ Bộ Nội vụ, 996 chuyến thăm thực thi pháp luật từ tháng 7 đến tháng 11 đã dẫn đến 770 vụ bắt giữ và 462 cơ sở nhận được thông báo phạt dân sự.
Cuộc khủng hoảng chính trị đã làm suy yếu khả năng của Seoul trong hợp tác với chính quyền Trump 2.0 về chính sách quan trọng liên quan đến thương mại, cuộc xung đột...
Theo hãng tin TASS, trả lời phỏng vấn của báo giới về khả năng Nga và Mỹ bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Putin cho biết Moskva "chưa bao giờ từ bỏ mong muốn này."
Liên minh châu Âu (EU) cam kết cung cấp thêm vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự, đồng thời sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái thiết Ukraine.
Tổng số du khách nước ngoài đến Nhật Bản từ tháng 1-11/2024 đạt 33.379.900 du khách, vượt mức của cả năm 2019 là 31,88 triệu du khách.