{title}
{publish}
{head}
Tại các bon làng dọc biên giới tỉnh Đắk Nông, các già làng người M’nông đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
“Quan tòa” của bon làng
Ngôi nhà của già làng Điểu MBRach nằm giữa bon Bu Boong, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức. Đã từ lâu, căn nhà này là nơi lui tới thường xuyên của dân trong bon. Việc to như mất mất bò, tranh chấp đất đai rồi đến việc nhỏ là vợ chồng cãi nhau... họ đều tìm đến già như một vị “quan tòa” nhờ phân xử.
Ở Tây Nguyên, già làng là chức danh được cộng đồng bầu cho người thông thái, có uy tín để đứng ra xử lý các vấn đề của buôn làng theo luật tục, dẫn dắt buôn làng duy trì sự ổn định và phát triển. Trên vùng biên giới của Đắk Nông, vai trò của các già làng càng được khẳng định khi góp phần quan trọng vào bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và kinh tế xã -hội vùng biên.
Uy tín của già làng Điểu MBRach ở trong bon rất lớn. Hơn 90 mùa rẫy qua, bà con trong bon chưa bao giờ thấy già làng của mình làm điều gì có tội, phải hổ thẹn với thần núi, thần sông. Để bà con nghe và làm theo, già làng Điểu MBRach cùng gia đình gương mẫu, đi đầu trong định canh, định cư, nỗ lực làm kinh tế, ổn định cuộc sống. Người dân trong bon quý mến, tin tưởng, nghe và làm theo những gì ông nói, ông làm.
Già làng Điểu MBRach phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức tuyên truyền, thông tin về biên giới, cột mốc đến đồng bào trong bon
Những năm qua, người dân bon Sar Pa, xã Thuận An, huyện Đắk Mil luôn dành cho già làng, người có uy tín Y Tanh tình cảm quý mến, tôn trọng. Già đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết, ông trở thành cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến với cấp ủy, chính quyền các cấp. Vừa tìm hướng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, ông vận động bà con tham gia lớp xóa mù chữ, lớp học nghề, lớp kỹ thuật về sản xuất chăn nuôi, trồng trọt...
Ông cần mẫn đến từng hộ gia đình bảo ban, vận động người dân chăm chỉ làm nương rẫy. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng sự thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như bộ mặt các bon làng vùng biên ngày càng khởi sắc.
“Thuận An nay khác rồi, người tứ xứ về đây cũng nhiều nhưng già luôn khuyên con cháu trong bon không vì đồng tiền, không vì người ngoài lôi kéo mà học cái xấu, làm cái xấu. Dân mình thật thà lắm, chỉ cần mình gương mẫu, đường hoàng thì bà con nghe theo thôi!”, già Y Tanh tâm sự.
Ông Trần Khắc Dũng, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, già làng Y Tanh là người gương mẫu và trách nhiệm trong công việc. Già làng thường khuyên bảo các cháu học sinh chăm lo học hành để mai sau góp sức xây dựng quê hương; vận động bà con vệ sinh làng bản, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới; nhắc nhở thanh, thiếu niên phải tích cực lao động, tránh xa các tệ nạn xã hội. Nhất là không tụ tập rượu chè làm mất an ninh trật tự.
Có thể nói, diện mạo trên biên giới Đắk Nông hôm nay đã và đang khởi sắc từng ngày. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc không ngừng được nâng lên. Qua nhận thức và lời của các già làng, bà con M’nông đã hiểu, họ không cần đi tìm cuộc sống mới ở đâu xa, mà có thể định cư ở chính những vùng đất này.
Chung sức, đồng lòng bảo vệ biên giới
“Việc này là việc chung. Dân làng phải biết là cột mốc còn, bon làng sẽ còn, đất nước sẽ còn...”. Lời của già làng Điểu MBRach thường len lỏi trong những lần bon làng hội họp. Với ông, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới cũng đồng nghĩa với bảo vệ ngôi nhà của mình.
Lúc trước, khi sức khỏe còn tốt, ông thường phối hợp cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức tổ chức tuần tra, kiểm soát biên giới, bảo vệ cột mốc trên tuyến biên giới do đơn vị quản lý. Hiện nay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông lại phát huy vai trò của mình để hỗ trợ, giúp đỡ bộ đội biên phòng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân trong bon.
“Vừa là già làng, vừa là lực lượng cốt cán, Điểu MBRach có lập trường tư tưởng kiên định và mối quan hệ xã hội tốt. Qua đó, già làng Điểu MBRach giúp cho cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, nắm bắt thông tin và vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước tại địa bàn”, Thiếu tá Phạm Văn Bình, Đồn biên phòng Tuy Đức, cán bộ tăng cường xã Đắk Búk So chia sẻ.
Cũng như già làng Điểu MBRach, già làng Y Tanh luôn nắm bắt tình hình trong bon. Khi phát hiện những vấn đề bất ổn trong bon hay ở khu vực biên giới đều kịp thời thông tin đến chính quyền và bộ đội biên phòng xử lý, giải quyết.
“Mỗi lần được tận tay sờ vào cột mốc chủ quyền quốc gia là vinh dự và thiêng liêng lắm! Người M’nông đã gắn bó với vùng biên giới và bộ đội biên phòng rồi”, già làng Y Tanh nói.
Vì vậy, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, già làng luôn là người đi đầu. Ngoài đi tuần tra chung với Bộ đội Biên phòng, ông dặn bà con trong bon những lúc làm nương rẫy hay chăn nuôi gia súc thường xuyên kiểm tra khu vực đường biên, cột mốc. Ông phối hợp cùng bộ đội biên phòng đi vào tận cơ sở để tuyên truyền cho người dân trong bon thực hiện tốt quy chế của biên giới. Già làng Y Tanh còn vận động con cháu, người dân trong bon làng ký kết tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc với chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng.
Già làng Y Tanh bên tấm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng
Gắn bó với biên giới nhiều năm, các già làng càng hiểu những vất vả, gian lao của người lính đang ngày đêm canh giữ biên cương của Tổ quốc. Bằng uy tín, tiếng nói và tinh thần nêu gương của các già làng giúp lan tỏa phong trào tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc của đồng bào các dân tộc khu vực biên giới. Thông qua đó, nghĩa tình quân dân trên khu vực biên giới ngày càng bền chặt.
Theo Báo Đắk Nông
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Hát Phươn là làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, thể hiện nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt của dân tộc Giáy. Để hát Phươn không bị mai một, người dân xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc,...
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các...
Lễ “Ả nệ ghỉ bá” dịch ra có nghĩa là lễ quét làng. Theo quan niệm của người Xá Phó, tháng 2 âm lịch là tháng ma đói, ma làng sẽ về phá hoại cuộc sống của dân làng, nên thực...
baophutho.vn Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng”, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp huyện Tân Sơn đã có nhiều hoạt động...
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng...
Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho...
Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...
Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu...
Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...
Để tiếp tục nâng cao tiêu chí Nông thôn mới (NTM), hướng tới xây dựng xã nông thôn biên giới từng bước theo hướng hiện đại, giàu có, văn minh, bảo vệ vững chắc phên dậu biên...