{title}
{publish}
{head}
Đồng Nai không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên của rừng, hồ, thác, sông mà còn có những làng nghề khá đặc trưng ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Du khách tham quan vườn bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu.
Bên cạnh sự sầm uất, náo nhiệt của những đô thị công nghiệp, khi đến với những làng nghề, khách phương xa sẽ cảm nhận một không gian yên bình với những con người quê cần cù, chân chất.
Làng quê đáng sống
Vốn là mảnh đất của sự hội tụ, nên hầu hết các làng nghề canh nông ở Đồng Nai đều khá nổi tiếng, bởi ở mỗi làng nghề đều mang những đặc tính riêng về vùng miền, con người trong quá trình di cư từ các nơi khác về Đồng Nai sinh sống. Sự cộng hưởng không gian văn hóa, con người đã tạo nên những làng nghề có bản sắc riêng của Đồng Nai như: Làng bưởi Tân Triều, làng nuôi hươu nai Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu, làng trầm hương huyện Tân Phú, các làng nấm của thành phố Long Khánh, làng trồng rau Suối Nho (huyện Định Quán), làng trồng hoa ở huyện Thống Nhất... Đây là những “làng” canh nông khá độc đáo ở Đồng Nai.
Làng bưởi Tân Triều là một vùng chuyên canh về bưởi được cấp chỉ dẫn địa lý. Đây là vùng đặc sản nổi tiếng trong nước.
Ông Huỳnh Đức Huệ (ông Năm Huệ) người tiên phong khai thác mô hình du lịch sinh thái vườn tại làng bưởi Tân Triều, cho biết dựa trên những giá trị từ cây bưởi, điểm du lịch của ông đã làm ra nhiều món ăn ngon từ bưởi như: gỏi bưởi, nem bưởi, rượu bưởi... Theo ông Năm Huệ, khách đến làng bưởi Tân Triều vừa được tham quan vườn bưởi, còn được thưởng thức các sản phẩm, món ăn chế biến từ bưởi bao gồm: Gỏi bưởi, chè bưởi, nước ép bưởi, gà hầm trong trái bưởi...
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó trưởng phòng Quản lý thể thao và du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Để nâng tầm thương hiệu cho đặc sản địa phương cũng như thúc đẩy sự phát triển của mô hình du lịch canh nông, tỉnh đang xây dựng mô hình Làng văn hóa - du lịch Tân Triều. Đây sẽ là sản phẩm du lịch canh nông tiêu biểu phía Nam. Đồng thời, liên kết các nhà vườn trồng bưởi để hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nông nghiệp dựa vào cộng đồng trong việc đáp ứng nhu cầu du lịch. Làng văn hóa - du lịch Tân Triều cũng được kỳ vọng sẽ là sản phẩm OCOP cho sản phẩm du lịch cộng đồng đầu tiên của Đồng Nai.
Ngược dòng sông Đồng Nai, đến làng hươu nai tại xã Hiếu Liêm, cách làng bưởi Tân Triều khoảng 30km. Làng hươu nai Hiếu Liêm có trên 100 hộ dân đang nuôi hươu nai lấy nhung. Ông Phan Xuân Ngọc, chủ một cơ sở nuôi hươu nai tại xã Hiếu Liêm cho biết thời gian qua, một số cơ sở nuôi hươu nai đã đưa khách đến tham quan khu vực nuôi hươu nai của gia đình. Việc khai thác thêm những giá trị từ du lịch vừa giúp người nông dân có thêm thu nhập, vừa góp phần quảng bá thương hiệu nhung hươu nai của địa phương.
Xây dựng thương hiệu địa phương
Những năm gần đây, huyện Tân Phú gây chú ý với sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề trầm hương nằm trên địa bàn 2 xã Phú Trung và Phú Sơn, đây được xem là làng nghề trầm lớn nhất cả nước. Làng nghề trầm hương Tân Phú có hơn 150 hộ gia đình tham gia vào hoạt động trồng cây dó bầu, tạo trầm, chế biến bán trầm thô, chưng cất, chiết xuất tinh dầu trầm hương tự nhiên...
Để quảng bá thương hiệu trầm hương Tân Phú và phát triển du lịch làng nghề, một số cơ sở sản xuất trầm hương mong muốn có sự kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm vườn trầm tươi, tìm hiểu những kỹ năng trong khai thác, sản xuất trầm hương. Đến những cơ sở sản xuất trầm hương, du khách còn được xem và trải nghiệm công việc của những người thợ sủi trầm, được tìm hiểu hành trình tạo trầm trên cây dó bầu cho đến quy trình sơ chế, gia công các sản phẩm từ trầm như: Nước cất hương trầm; tinh dầu trầm; sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ trầm hương...
Khách du lịch khám phá vườn chôm chôm Long Khánh.
Bà Đinh Thị Thu Hương, chủ cơ sở sản xuất trầm hương tại xã Phú Trung, cho biết thương hiệu trầm hương Tân Phú được nhiều người biết đến. Cơ sở trầm hương của bà Hương luôn có khoảng 20 công nhân làm việc. Bà Hương cũng như các hộ làm trầm tại địa phương mong muốn sớm tạo dựng thương hiệu trầm hương cho Tân Phú. Do đó, nếu xây dựng được thương hiệu cho trầm hương Tân Phú, bà con làm trầm sẽ có cơ hội phát triển làng trầm gắn với khai thác tiềm năng du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thành phố Long Khánh được nhiều người biết đến với biệt danh thủ phủ trái cây của Đồng Nai. Ngoài trái cây, Long Khánh còn có làng nghề trồng nấm lớn nhất Đồng Nai, đã tồn tại hơn nhiều thập niên, tập trung tại các xã Bảo Quang và Bàu Trâm với hàng trăm hộ dân chuyên canh cây nấm. Hiện nay, làng nghề trồng nấm có khá nhiều loại nấm như: Nấm bào ngư, nấm rơm, nấm sò, nấm kim châm, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo.
Năm 2019, làng nấm tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang của thành phố Long Khánh được công nhận là Làng nghề nuôi trồng nấm Bàu Cối. Mỗi năm, làng nấm Long Khánh cung cấp ra thị trường hơn 1,6 ngàn tấn nấm các loại, đặc biệt là nấm mèo.
Xã Suối Nho, huyện Định Quán có gần 3 ngàn hécta đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây bắp, rau màu, lúa. Những năm qua, Suối Nho được quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Giao thông nông thôn, điện, nước... Trong số các loại rau màu, cây hẹ là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho bà con xã Suối Nho từ nhiều năm nay và có diện tích trồng lớn trên địa bàn xã.
Những mảnh vườn rau xanh mướt của nông dân đã tạo nên một bức tranh làng quê yên bình và thân thiện. Khung cảnh làng quê đã thu hút nhiều người tới để chụp hình với vườn rau. Chị Trần Thị Ngọc, người dân xã Túc Trưng, huyện Định Quán, cho biết tranh thủ thời gian nghỉ hè, chị đã đưa các bạn đến vườn rau tham quan và chụp hình. Chị Ngọc chia sẻ: “Vườn rau đã tạo ấn tượng mạnh cho bạn bè tôi vì lần đầu họ thấy được 1 vùng trồng rau trải dài từ ruộng này sang ruộng khác. Tôi hy vọng làng trồng rau Suối Nho sớm trở thành điểm đến của Đồng Nai trong bản đồ du lịch và được nhiều người biết đến”.
TK (Theo baodongnai.com.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên vừa được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công nhận là khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục xanh.
Núi Rồng là một danh thắng ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, ở thời điểm này, Núi Rồng vẫn đang mơ màng ngủ...
Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp...
Sáng 4/7, website Quangnamtravel.com đã được “trình làng” trong khuôn khổ chương trình tập huấn công tác chuyển đổi số du lịch tỉnh Quảng Nam 2024.
Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 là mục tiêu của đề án mà Sở Du lịch trình UBND tỉnh để triển khai...
Chúng tôi quen biết nhau sau một chuyến công tác dài ngày. Rủ rê mãi, chị mới sắp xếp được thời gian để về với Hậu Giang quê tôi. Chị nói muốn trải nghiệm những quán ăn lâu đời...
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) đang ngày càng hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cho loại hình...
Cách thành phố Hà Giang khoảng chừng 3km, thôn Tha, xã Phương Độ là một thắng cảnh đẹp hút hồn những du khách phương xa. Thôn Tha là một làng quê miền sơn cước mang vẻ đẹp...
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Tôi đã nghe vùng cao Khánh Sơn đang vào mùa đẹp nhất. Mùa của những bạn trẻ ưa thích di chuyển đi săn mây khắp miền Tô Hạp. Mùa của cây trái đang độ ngọt ngào. Khánh Sơn chào...