
{title}
{publish}
{head}
Với mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp, giá trị văn hóa của trang phục truyền thống, thời gian qua, tổ hợp tác (THT) sản xuất trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật đã tập trung xây dựng đưa sản phẩm trang phục dân tộc Nùng trở thành sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, góp phần tăng thêm thu nhập cho các thành viên, lan tỏa giá trị văn hóa địa phương đến cộng đồng.
Thành viên THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật phơi vải chàm
Để hiểu rõ hơn về cách làm ra sản phẩm trang phục dân tộc của THT, đầu tháng 6/2025, chúng tôi đã có dịp đến thôn Khuổi Y, xã Thiện Thuật để trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện cùng thành viên của THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng. Chị Nông Thị Hóa, Tổ phó THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật vui vẻ chia sẻ: Ngay từ nhỏ, tôi đã được các bà, các mẹ chỉ bảo cách nhuộm vải chàm của người Nùng cũng như các công đoạn để may, khâu một bộ quần áo cho mình mặc hằng ngày và làm nên những bộ quần áo đẹp mặc vào ngày lễ, tết, cưới hỏi... Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, đã có thời gian nghề nhuộm vải chàm, may trang phục dân tộc của người Nùng xã Thiện Thuật đứng trước nguy cơ bị mai một. Để giữ gìn và phát huy giá trị của trang phục truyền thống, cuối năm 2024, THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật, gồm 10 thành viên đã được thành lập với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bản sắc văn hóa địa phương và đưa sản phẩm trang phục dân tộc Nùng trở thành sản phẩm OCOP.
Tham gia THT, ngoài việc được trang bị kỹ thuật may cơ bản, các thành viên trong tổ còn trực tiếp được những người cao tuổi có kinh nghiệm may trang phục truyền thống chỉ dạy và hướng dẫn.
Chị Hoàng Thị Duyên, thôn Bản Chúc, xã Thiện Thuật chia sẻ: Từ khi tham gia THT, từ một người chưa biết gì về nghề nhuộm, may, thêu, tôi đã được chỉ dạy cách cắt, may, đo... trang phục dân tộc Nùng. Tôi thấy rất vui vì vừa có thể tranh thủ lúc nông nhàn lại vừa được học thêm các công việc may vá, kiếm thêm thu nhập từ công việc này.
Chia sẻ thêm về hành trình xây dựng từ trang phục truyền thống thành sản phẩm OCOP, chị Nông Thị Hóa, Tổ phó THT cho biết: Để làm ra một bộ trang phục dân tộc Nùng phải mất nhiều thời gian và công đoạn. Thông thường, chúng tôi sẽ mất 15 – 20 ngày để nhuộm vải chàm và 2 – 3 ngày để may trang phục. Từ nguyên liệu địa phương (cây chàm do người dân tự trồng) đến quy trình sản xuất truyền thống đều được THT chọn lựa kỹ càng, đặt cả cái “tâm” vào từng đường kim mũi chỉ. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và Môi Trường huyện, chúng tôi tập trung đầu tư vào câu chuyện sản phẩm, xây dựng bao bì, nhãn mác thương hiệu và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Các công đoạn như nhuộm, cắt, may, khâu, đơm cúc... đều được các thành viên thực hiện nên vẫn giữ được nét đẹp riêng biệt. Nhờ đó, sản phẩm ngày càng được khách hàng trong và ngoài tỉnh yêu thích và tìm mua.
Hiện nay, mỗi bộ trang phục dân tộc Nùng, được THT bán ra thị trường với giá bán dao động từ 1 đến 2,5 triệu đồng/bộ (tùy kích cỡ và yêu cầu của khách hàng). Thường thì bộ trang phục của nam giới sẽ bao gồm: mũ, áo, quần và nữ giới bao gồm: khăn, áo, quần...Từ khi thành lập đến nay, THT đã có trên 50 đơn hàng đặt may trang phục truyền thống và phụ kiện để phục vụ các sự kiện, hội thi, lễ hội... trong và ngoài huyện. Từ việc cắt may trang phục truyền thống, đã giúp tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong THT.
Bà Hoàng Thị Anh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bình Gia cho biết: Thiện Thuật là xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Bình Gia. Từ nhiều năm nay, nghề nhuộm vải chàm, may trang phục truyền thống của người Nùng nơi đây vẫn được lưu giữ, bảo tồn. Với hướng đi đúng đắn, thời gian qua, THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật đã và đang góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc của địa phương. Tháng 5/2025, tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Gia năm 2025, sản phẩm đã được hội đồng đánh giá cao và chấm điểm, phân hạng đạt OCOP 3 sao. Đây cũng là sản phẩm OCOP đầu tiên trên địa bàn huyện về nhóm thủ công mỹ nghệ về vải, sản phẩm may mặc.
Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của mỗi dân tộc. Với cách làm sáng tạo, THT sản xuất bộ trang phục truyền thống dân tộc Nùng, xã Thiện Thuật đã và đang góp phần quảng bá, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc dân tộc Nùng trên địa bàn xã Thiện Thuật nói riêng và huyện Bình Gia nói chung.
TK (Theo baolangson.vn)
Một dự án khởi nghiệp mang tên "EcoQuest - Sứ mệnh xanh" đang được ươm mầm từ vùng đất phường Hương Trà (TP. Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội đa lợi ích của cây tre từ...
Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng...
Giữa nhịp sống hối hả của thời đại, “thiên đường du lịch” đang khoác lên mình một diện mạo mới - chốn neo đậu bình yên cho những người đi tìm cuộc sống an cư trọn vẹn và hạnh phúc.
Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ II năm 2025 dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2025 đầu năm 2026 trên địa bàn phường Sa Đéc với quy mô cấp tỉnh gồm nhiều hoạt động văn hóa,...
Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu...
Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ...
Không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, một số điểm đến trên địa bàn tỉnh đã và đang thu hút du khách bởi cách tiếp cận xu hướng du lịch sáng...
Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát...
Tìm một chút yên bình ở vùng quê thân quen sau bao ngày xa cách. Đưa con về thăm nội, ngoại sau một năm học hành bù đầu và cho con được trải nghiệm cuộc sống dân dã nhưng đong...
Từ trung tâm huyện Văn Yên, chúng tôi vượt hơn 40km đường đèo quanh co, xuyên qua những rừng quế xanh ngút ngàn để đến Phong Dụ Thượng - một xã vùng cao mang vẻ đẹp hoang sơ,...
Những ngày đầu tháng 6, khi nắng hè vừa kịp hong khô mặt ruộng cũng là lúc cánh đồng lúa Tam Cốc (xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư) khoác lên mình màu áo mới vàng óng của mùa lúa chín.
Hà Giang – mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng của thế hệ trẻ. Du khách Gen Z không chỉ tìm đến đây để chụp cho mình những tấm ảnh kỷ...