{title}
{publish}
{head}
Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng Quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024.
Ứng dụng được cung cấp miễn phí từ tháng 7 này
Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS, kiến trúc sư trưởng của phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân
Phần mềm này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng Quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách Nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS, kiến trúc sư trưởng của phần mềm cho biết, nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, chúng tôi xác định 5 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR.
“Chức năng kiểm tra số điện thoại của phần mềm này sẽ giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam). Người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (Danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (Danh sách trắng). Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo”, ông Vũ Ngọc Sơn cho hay.
Việc triển khai giải pháp sử dụng ứng dụng chống lừa đảo chính là: “Dùng công nghệ để đấu lại công nghệ”. Người dùng có thể tránh được phần lớn các tấn công lừa đảo hiện nay.
Với chức năng quét mã độc, người dùng sẽ được cảnh báo khi cài các ứng dụng (app) giả mạo hoặc có chứa mã độc. Từ đó giúp phòng ngừa các tình huống mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả, chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó tự động chuyển tiền, kịch bản này đã rất nhiều người bị mắc bẫy trong thời gian qua.
Tạo “chốt chặn” kiểm tra tài khoản giao dịch
Các chuyên gia cũng cho biết hầu hết các tình huống lừa đảo có đích nhắm cuối cùng chính là số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ tạo ra chốt chặn quan trọng, kiểm tra số tài khoản trước khi giao dịch. Với chức năng này, người dùng có thể biết số tài khoản mình định giao dịch có nằm trong danh sách lừa đảo hay không. Nếu có, người dùng được khuyến cáo không nên thực hiện giao dịch.
Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ được cung cấp trên 2 chợ ứng dụng chính thức là Google Play và App Store
Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ được cung cấp trên 2 chợ ứng dụng chính thức là Google Play và App Store. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, nhờ đó luôn cập nhật được các mẫu nhận diện lừa đảo mới nhất.
Theo đại diện đội ngũ phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu lừa đảo sẽ được kết nối, cập nhật từ các bộ, ngành trong nước như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan khác. Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu các công ty an ninh mạng là thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cũng như các tổ chức chống lừa đảo quốc tế để phát huy sức mạnh tổng hợp.
Trong mục tiêu xây dựng cộng đồng phòng chống lừa đảo, phần mềm hỗ trợ người dùng khi có bất cứ dấu hiệu nghi vấn nào có thể báo cáo các số điện thoại, số tài khoản, đường link hay ứng dụng về máy chủ. Hệ thống máy chủ sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để kiểm tra, phát hiện bất thường, từ đó gửi thông tin cho quản trị viên để xác nhận, cập nhật cơ sở dữ liệu lừa đảo.
Dự kiến, Phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6 và chính thức ra mắt vào tháng 7/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia tại địa chỉ https://nca.org.vn.
Theo VOV
Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng xanh VinEG (VinFast Energy), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (Schneider Electric) và Công ty TNHH Năng lượng môi trường Biển Đông...
Công cụ ChatGPT có tên là “CHAG” được xây dựng dựa trên dữ liệu tổng hợp từ 50 năm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và sẽ trở thành công cụ để những người làm nghề nông dễ...
Các tiêu chí Home Camera Viettel đáp ứng bao gồm những tiêu chí khó nhất mà hầu hết các dòng camera trên thị trường Việt Nam hiện nay không đáp ứng được.
Công ty vũ trụ SpaceX của Mỹ vừa phóng thêm 20 vệ tinh Starlink vào quỹ đạo Trái đất.
Hiện tại, người dùng Nga có thể cập nhật lên bản Windows 11 (23H2) mới nhất. Thêm vào đó, Microsoft cũng không cấm khách hàng Nga mua, kích hoạt các sản phẩm đám mây mới qua...
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Phẫu thuật Hoàng gia ở Ireland kết luận rằng những người sử dụng vape đang đối mặt mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe.
baophutho.vn Ban tổ chức giải thưởng Real IT Awards 2024 của Collaboration Innovation Technology Forum - Vương Quốc Anh vừa công bố rằng 2 sản phẩm công...
Theo phát hiện mới, ít nhất 95% những người có hai bản sao biến thể ApoE4, được gọi là đồng hợp tử, đều biểu hiện mức độ bất thường của một loại protein liên quan đến bệnh Alzheimer.
Điện thoại thông minh (smartphone) đã thay thế vô số đồ vật từng rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của con người, từ máy ảnh đến máy tính, đồng hồ báo thức đến ví.
Với việc tham dự DSA và NATSEC 2024, Viettel High Tech đã nhận được đề nghị hợp tác từ các đối tác lớn ở khu vực Trung Đông và châu Á, mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt...
Tàu thăm dò Hằng Nga-6 sẽ được tên lửa đưa lên quỹ đạo chuyển giao giữa Trái Đất và Mặt Trăng để thực hiện sứ mệnh lấy mẫu vật từ vùng tối của Mặt Trăng và đem trở về Trái Đất.
Doanh thu yếu và cổ phiếu sụt giảm đã gây sức ép buộc Apple phải cải tiến thiết bị hàng đầu của mình sau nhiều năm không có bước tiến đáng kể trong việc nâng cấp.