{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ là một trong 10 tỉnh nằm trong Quy hoạch vùng Thủ đô, là đầu mối giao thoa giữa vùng Thủ đô với vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Quy hoạch vùng Thủ đô đặt ra mục tiêu là xây dựng vùng đô thị đa cực, tập trung, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong đó, định hướng dự báo tỷ lệ đô thị hóa trong vùng Thủ đô là 59-60%, riêng tỉnh Phú Thọ định hướng đạt 45-50%, với số lượng 22 đô thị các loại.
Một góc thành phố Việt Trì - Đô thị loại I.
Ngày 07/4/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-HĐND về “Thông qua Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đã xác định mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030, đạt 30 - 32% với 22 đô thị, gồm 1 đô thị loại I là thành phố Việt Trì; 1 đô thị loại II là thị xã Phú Thọ; 9 đô thị loại IV: Hùng Sơn, Lâm Thao, Thanh Thủy, Hưng Hóa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Phú, Hạ Hòa; 3 đô thị loại IV mở rộng: Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn; 8 đô thị loại V thành lập mới (Vạn Xuân, Phú Lộc, Tây Cốc, Hiền Lương, Minh Tân, Thu Cúc, Hương Cần, Hoàng Xá).
Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh giao Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội về “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Văn bản số 1223/UBND-KGVX ngày 10/4/2023. Hội đồng tư vấn, phản biện và giám định xã hội Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học, trí thức hiện đang công tác tại các cơ quan Trung ương, trong và ngoài tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:
Nhóm giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ đô thị hóa
Các cấp, các ngành chức năng căn cứ Nghị quyết số 26/2022/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XV về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, nhất là về các tiêu chí quy mô dân số, diện tích, các chỉ tiêu kiến trúc, cảnh quan,... để đối chiếu, rà soát, từ đó tham mưu với UBND tỉnh kế hoạch, lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp, các ngành để đánh giá, xác định tỷ lệ đô thị hóa, nâng cấp đô thị và thành lập đô thị mới theo địa bàn có chức năng đô thị. Trước mắt, ưu tiên tập trung chỉ đạo tổ chức khảo sát xác định danh mục các xã đã cơ bản có đủ tiêu chuẩn phường/thị trấn như xã Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Trưng Vương, Sông Lô,... để sớm lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận bảo đảm đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí, tỷ lệ đề ra.
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
Về cơ chế, chính sách liên kết phát triển, Phú Thọ có nhiều đặc thù đã xác định trong quy hoạch vùng Thủ đô, do đó cần có chính sách liên kết để phát huy lợi thế như: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng với vùng, nhất là ưu tiên về giao thông; chủ động hơn trong việc xây dựng, phát triển Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với các giá trị di sản văn hóa đặc trưng vùng Đất Tổ; từng bước định hình xây dựng đô thị Trung tâm Lễ hội cấp quốc gia trong vùng Thủ đô và vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
Về huy động nguồn lực, dể thu hút nguồn lực cho công tác quy hoạch, phát triển đô thị, các cơ quan chức năng tham mưu với UBND tỉnh để tiếp tục cụ thể hóa các nội dung đã được Chính phủ phân quyền trong Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.
Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch phát triển bền vững đô thị
Cần quan tâm đẩy mạnh công tác lập quy hoạch; đặc biệt cần tiến hành song song cả công tác lập và điều chỉnh quy hoạch chung đã duyệt, nhất là trong bối cảnh quy hoạch quốc gia và một số quy hoạch ngành chưa hoàn thành và một số Luật liên quan đến quy hoạch đang hoàn chỉnh như: Quy hoạch đô thị và nông thôn, nhà ở,... Trong quá trình thực hiện cần quan tâm, đổi mới lý luận về quy hoạch đô thị và phát triển đô thị để đáp ứng yêu cầu mới. Phương pháp lập và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị nên theo hướng quy hoạch tích hợp, đa ngành, đảm bảo phát triển không gian hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất đai, dân số, lao động và nguồn nước, nâng cao chất lượng lập, thẩm định quy hoạch đô thị để khắc phục các hạn chế trong từng bước lập quy hoạch, thực hiện quy hoạch như hiện nay...
Hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức.
Đổi mới quy trình lập quy hoạch
Quy hoạch chung: Có thể lồng ghép quy hoạch phân khu và quy hoạch chiến lược đa ngành tích hợp. Đối với đô thị loại 1 và đô thị đặc biệt có thể tách thành 2 bước quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; đối với đô thị loại 2 - 5 chỉ thực hiện 1 bước quy hoạch chung ở tỷ lệ bản đồ 1/2.000 - 1/5.000.
Quy hoạch phân khu và chi tiết: Có thể lồng ghép quy hoạch hành động, thiết kế đô thị để đưa ra các chỉ dẫn thiết kế quy hoạch cụ thể cho các khu vực phát triển đô thị, cải tạo đô thị, làm cơ sở xây dựng các kịch bản quy hoạch.
Lựa chọn cấu trúc đô thị (tổng thể), gồm: Đối với các đô thị trên địa bàn tỉnh nên quan tâm đến giải pháp hài hòa để phù hợp với thực tiễn, tôn trọng hiện trạng và hướng phát triển. Nhiệm vụ này nên tách ra thành các bước độc lập, Hội đồng thẩm định rà soát phần ý tưởng, cấu trúc phát triển không gian trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Xây dựng cấu trúc đô thị (nội tại), lựa chọn nguyên tắc lấy con người làm chủ thể, thể hiện qua: Tuân thủ tỷ lệ các loại đất trong đồ án theo quy định; chú trọng đất giao thông (giao thông tĩnh); đặc biệt quan tâm đến đất cây xanh, đất dịch vụ đô thị (quan tâm đến các yếu tố ô nhiễm và biến đổi khí hậu); nghiên cứu kỹ về thiết kế đô thị, tạo điểm nhấn, khoảng mở không gian. Thân thiện với thiên nhiên, thể hiện qua: Trân trọng mạch sống, gắn với những dòng sông, suối, hồ, đây là những yếu tố bền vững của đô thị. Coi trọng bảo tồn, phát triển rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng cây gỗ lớn, từng bước loại bỏ cơ sở sản xuất đầu nguồn gây ô nhiễm; phải có khoảng đóng, khoảng mở, phải có những điểm dừng, điểm cây xanh của chuỗi phố. Hạn chế tối đa việc quy hoạch nhà ống, phân lô bán nền trong lòng đô thị đặc biệt ở những khu vực nhạy cảm của đô thị; đồng thời từng bước giảm hiện tượng “làng trong phố”.
Đổi mới về nội dung quy hoạch: Nội dung quy hoạch đô thị phải đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn nhưng cũng phải sát nhu cầu, năng lực thật sự của đô thị, tránh dàn trải. Xác định được rõ nguồn lực thật sự theo quy luật thị trường, dựa trên lợi ích của các bên liên quan (lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước). Do đó, nội dung quy hoạch đô thị phải phân định rõ vùng nào để phát triển đô thị theo hướng nén, tập trung, phân bổ các loại đất sử dụng theo quy hoạch ngắn hạn, dài hạn; vùng nào dự trữ phát triển; vùng nào là đất nông lâm nghiệp, vùng hạn chế phát triển, vùng bảo tồn, vùng dự trữ cho tầm nhìn phát triển... xây dựng quy chế để quản lý phát triển theo quy hoạch, tránh phát triển tràn lan, tùy tiện.
Nâng cao tính pháp lý đồ án quy hoạch: Sản phẩm đồ án quy hoạch đô thị/các bản vẽ/ thuyết minh, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có giá trị pháp lý, buộc các đối tượng tham gia phải tuân thủ. Sản phẩm đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai, minh bạch, thuận tiện, dễ dàng trong việc tìm hiểu, cung cấp thông tin ở mọi cấp độ trong quá trình quản lý phát triển đô thị. Mọi vi phạm phải được xử lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Quy chế quản lý kiến trúc nên xây dựng theo nguyên tắc: Dễ hiểu, dễ vào cuộc sống, nhân dân cùng thực hiện.
Nâng cao chất lượng công tác nâng loại, nâng cấp đô thị: Nội dung, quy trình nâng loại, nâng cấp đô thị phải được lồng ghép và phải là một trong những nội dung quan trọng theo hướng nâng cao chất lượng sống đô thị thực chất thay vì chạy theo phong trào, nghị quyết, chỉ thị, thành tích...
Bảo đảm tính ổn định trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị: Để khắc phục tình trạng quy hoạch luôn bị thay đổi hoặc điều chỉnh, không đồng nhất về tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, thiếu tính kế thừa cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch và bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Thị trấn Yên Lập trên đà phát triển. Ảnh: Đức Hoàng
Nâng cao chất lượng công tác quản lý phát triển đô thị: Đổi mới mô hình chính quyền địa phương và hệ thống quản lý cho phù hợp với các đặc trưng của đô thị. Cụ thể: Hoàn chỉnh mô hình chính quyền đô thị trên tinh thần Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kết quả thí điểm Nghị quyết số 26/2008/QH12. Xác định rõ bộ máy, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức cung cấp dịch vụ công. Tăng cường giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức đô thị. Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị.
Tạo bản sắc riêng cho từng đô thị: Trong quá trình phát triển đô thị, chính quyền đô thị và các cơ quan chức năng quan tâm đến việc kiến tạo đô thị có bản sắc riêng, phát triển đô thị cần hướng đến mục tiêu là đô thị đáng đến và đáng sống. Những vấn đề chưa thực hiện được trước mắt hãy tạo của để dành để phục vụ phát triển bền vững cho mai sau. Để dành những vị trí giá trị để thu hút nhà đầu tư tiềm năng, để dành những khu vực phát triển khi có điều kiện, thông qua rà soát, đưa ra ý tưởng dự báo để kêu gọi nhà đầu tư gắn với chiến lược phát triển bền vững,...
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị trong vùng, cả nước, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng khác; phát triển theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, bền vững, khuyến khích việc ứng dụng các sáng kiến, công nghệ hiện đại trong phát triển đô thị như quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, chuyển đổi số, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, dịch vụ và tiện ích thông minh... sẽ là một trong những định hướng chiến lược xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững, thịnh vượng thời gian tới.
Hồ Đình Lưỡng
Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh
baophutho.vn Giả danh nhân viên điện lực gọi điện lừa đảo, giả mạo văn bản, thương hiệu, trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt...
Từ 15 giờ ngày 21/11, giá xăng E5 RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 64 đồng/lít; dầu hỏa giảm 67 đồng/lít, song dầu mazut tăng...
baophutho.vn Ngày 14/6, Viettel Phú Thọ tổ chức “Ngày hội đổi máy 4G” nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi từ máy 2G lên 4G trước thời điểm dừng hoàn toàn công...
baophutho.vn Chồng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm giám đốc, vợ là Phó Giám đốc của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Liên Hoa Chi, ở Tứ Xã, huyện Lâm...
baophutho.vn Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số, được xác định có vai trò dẫn dắt, tạo...
Chuyên gia cho rằng nhu cầu mua vàng vật chất vẫn mạnh mẽ và giá vàng sẽ dễ đạt 2.600-2.700 USD/ounce trong năm nay.
baophutho.vn Với những phương thức tiếp cận vốn linh hoạt, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có cuộc sống sung...
baophutho.vn Ngày 13/6, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn chính sách và triển khai một số giải pháp thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã...
baophutho.vn Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, xúc tiến tiêu...
baophutho.vn Ngày 12/6, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị về phát triển chăn nuôi, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở...
baophutho.vn Do lượng nước đổ về lớn, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, đồng thời đảm bảo an toàn công trình, hồ thủy điện Tuyên Quang đã mở 2 cửa...
baophutho.vn Vụ Mùa là vụ sản xuất chính trong năm, tuy nhiên đây cũng là một trong những vụ gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường,...