
{title}
{publish}
{head}
Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Tây Bắc.
Quốc lộ 6 đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng Tây Bắc.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch với doanh thu ước đạt 1.300 tỷ đồng. Những điểm đến hấp dẫn được du khách lựa chọn là Hang Táu, Hang Dơi, Chùa Vặt Hồng, Thác Dải Yếm, thung lũng mận Nà Ka...
Dọc các con đường dẫn tới những thung lũng mận, nhiều đoàn xe du lịch nối dài hàng cây số. Một số tuyến đường chính như đường vào bản Áng, khu vực xã Tân Lập, đường lên Cửa khẩu Lóng Sập đều bị ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm.
Đặc biệt trên Quốc lộ 6 - tuyến đường nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội; tình trạng ùn tắc, quá tải luôn thường trực. Với chiều dài trên 420km, đây là con đường huyết mạch không chỉ trong phát triển du lịch mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội với hàng nghìn lượt phương tiện tham gia giao thông mỗi ngày.
Dù được đầu tư nâng cấp, cải tạo nhưng Quốc lộ 6 được ví như “tấm áo chật” khi nhu cầu thông thương, đi lại tăng quá cao. Cùng với địa hình hiểm trở, đèo dốc dài luôn là thách thức lớn với các tài xế; nhiều vụ tai nạn nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.
Nhiều tài xế xe tải chở nông sản từ các tỉnh Tây Bắc về Hà Nội tiêu thụ khi được hỏi đều chia sẻ, đường đèo Tây Bắc và nhất là Quốc lộ 6 luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rủi ro. Vào thời điểm đầu và cuối năm khi thời tiết có sương mù, mặt đường trơn trượt hay mùa mưa bão với nguy cơ sạt lở lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chỉ một chút lơ là tài xế có thể phải trả giá đắt. Nếu có một tuyến đường cao tốc thay thế Quốc lộ 6 thì việc đi lại của người dân sẽ thuận tiện hơn rất nhiều và cũng góp phần bảo đảm an toàn giao thông...
Cao tốc huyết mạch đánh thức tiềm năng cả vùng
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm, vùng Trung du và miền núi phía Bắc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước, 13/14 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách.
Hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng, chưa kết nối được với vùng Thủ đô, ra các cảng biển, đường sắt chưa kết nối được với Trung Quốc và ra quốc tế.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu sẽ là một tuyến đường liên kết vùng vô cùng huyết mạch của vùng Tây Bắc nhằm phá thế độc đạo của Quốc lộ 6. Qua đó tạo không gian phát triển kết nối với Thủ đô Hà Nội, tạo tiền đề để tiếp tục triển khai toàn tuyến cao tốc kết nối Cửa khẩu Tây Trang, Điện Biên theo quy hoạch.
Tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu hiện nay đang triển khai thực hiện theo 4 dự án độc lập. Sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn tuyến khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến bố trí là 24.000 tỷ đồng và giao cho hai địa phương Hòa Bình, Sơn La thực hiện.
Tại lễ khởi công xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00), lãnh đạo tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Tạo tiền đề hoàn thiện tuyến cao tốc CT.03 (Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên) theo Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hình thành đường giao thông liên vùng Sơn La, các tỉnh Tây Bắc - Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Từ đó phát huy khả năng khai thác của toàn bộ mạng lưới giao thông liên vùng, giảm tải cho Quốc lộ 6. Ngoài ra dự án sẽ tạo điều kiện khai thác những tiền năng, thế mạnh về phát triển du lịch, dịch vụ tại tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Sau khi hoàn thành dự án, quãng đường từ Hà Nội đến Vân Hồ, Mộc Châu sẽ được giảm xuống chỉ còn khoảng còn 2,5 giờ thay vì 6 giờ như trước đây và góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Minh Nhật (Báo Dân tộc)
Lễ hội Then Kin Pang là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Qua thời gian, sự trường tồn của...
baophutho.vn Tân Sơn - miền đất sơn cước phía tây của tỉnh, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong không gian thanh bình; những nếp nhà ẩn mình giữa...
Những bộ quần áo, khăn đội đầu, chiếc yếm... vẫn hằng ngày được các bà, các mẹ người Dao, thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỉ mỉ từng đường kim,...
baophutho.vn Ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng...
Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên...
baophutho.vn Với mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, các địa phương trong tỉnh đang nỗ lực huy động sự chung tay góp sức của cả...
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
Hiện nay, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống, với quy mô dân số khoảng 110 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm 49,7% dân số của tỉnh. Văn...
Tại rẻo cao Bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) khi mùa vụ đã tạm lắng, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ La Chí ngày ngày cần mẫn bên khung cửi, giữ...