{title}
{publish}
{head}
Vào lúc 0 giờ 00 phút ngày 5/6 giờ Moskva, phi hành gia Kononenko của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã trở thành người đầu tiên thế giới xác lập kỷ lục hoạt động tổng cộng 1.000 ngày trong vũ trụ.
Đội trưởng đội phi công vũ trụ Nga Oleg Kononenko. (Nguồn: NASA/TTXVN)
Đội trưởng đội phi công vũ trụ Nga Oleg Kononenko đã trở thành người đầu tiên trên thế giới ở trong không gian tổng cộng 1.000 ngày.
Vào lúc 0 giờ 00 phút ngày 5/6 giờ Moskva (4 giờ cùng ngày theo giờ Hà Nội), phi hành gia Kononenko của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đang làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã trở thành người đầu tiên thế giới xác lập kỷ lục hoạt động tổng cộng 1.000 ngày trong vũ trụ.
Ông Kononenko đã phá kỷ lục của người đồng hương Gennady Padalki - phi hành gia có tổng cộng 878 ngày 11 giờ 29 phút và 48 giây làm việc trong vũ trụ qua 5 chuyến du hành.
Hiện nay, phi hành gia Kononenko đang thực hiện chuyến du hành thứ 5 và ông sẽ đón sinh nhật tuổi 60 trên ISS. Khi kết thúc nhiệm vụ dự kiến vào ngày 23/9/2024, phi hành gia Nga sẽ có 1.110 ngày ở bên ngoài Trái Đất.
Phi hành gia Kononenko cho biết, các đồng nghiệp Mỹ là những nguời đầu tiên chúc mừng ông nhân kỷ lục trên.
Phi công vũ trụ Nga đánh giá kỷ lục 1.000 ngày trong không gian của ông có ý nghĩa đối với việc phát triển nền y học vũ trụ và chuẩn bị cho các chuyến du hành liên hành tinh trong tương lai, vì nó “đã mở rộng được hình dung về khả năng của con người” cũng như “nhu cầu và các vấn đề ranh giới của tiềm năng cơ thể con người”.
Phi hành gia Kononenko thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ hồi tháng 4/2008 trên tàu “Liên hợp TMA-12”. Khi trở về Trái Đất an toàn, ông được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga và Phi công vũ trụ Liên bang Nga.
Ông Kononenko chỉ huy đội phi công vũ trụ Nga từ năm 2016. Một điều thú vị là phi hành gia này cũng là phóng viên của hãng thông tấn TASS tại ISS.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa TASS và Roscosmos, các phi công vũ trụ Nga bay lên ISS sẽ được nhận được thẻ phóng viên của hãng thông tấn này, và từ ISS, họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ thông tin về Trái Đất như một phóng viên thực thụ.
Nguồn TTXVN
Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng xanh VinEG (VinFast Energy), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (Schneider Electric) và Công ty TNHH Năng lượng môi trường Biển Đông...
Công cụ ChatGPT có tên là “CHAG” được xây dựng dựa trên dữ liệu tổng hợp từ 50 năm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và sẽ trở thành công cụ để những người làm nghề nông dễ...
Theo sáng kiến Destination Earth, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình kỹ thuật số của Trái Đất để mô phỏng các hiện tượng tự nhiên bằng cách sử dụng lượng dữ liệu chưa từng có.
Giả danh cơ quan, cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.
baophutho.vn Một trong 10 sự kiện khoa học - công nghệ tiêu biểu năm 2023 được báo chí bình chọn là Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành nghị quyết mới về...
Cisco - một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu có trụ sở tại Thung lũng Silicon của Mỹ, đang đầu tư vào Cohere, Mistral AI và Scale AI, cùng những công ty khác.
Vào 3 giờ 10 phút ngày 4/6, hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) bị tấn công mã...
Các "gã khổng lồ" viễn thông tại Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh vũ trụ khi ngày càng nhiều công ty đang có động thái phát triển dịch vụ viễn thông vũ trụ để tăng...
Bằng cách mô phỏng đặc tính mất cân bằng động của các mạng lưới thần kinh xung của bộ não, nhóm nhà khoa học đã chế tạo ra một công cụ dựa trên sự chú ý.
Thời đại kỹ thuật số phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại thiết bị và ứng dụng công nghệ phục vụ cuộc sống của con người, trong đó, camera được sử dụng như một công...
Vệ tinh có kích thước bằng hộp đựng giày, do công ty Rocket Lab chế tạo, được phóng bằng tên lửa Electron từ miền Bắc New Zealand.
Các lớp da điện tử mới có thể quấn quanh bàn tay của robot, giúp cảm nhận chính xác áp suất và nhận dạng các vật thể trong điều kiện lạnh tới âm 78 độ C.