Cập nhật:  GMT+7

Phụ nữ dân tộc Mường Yên Lập giảm nghèo từ cây nghệ

Thành lập tổ liên kết sản xuất, lựa chọn tinh bột nghệ làm sản phẩm khởi nghiệp đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Hướng đi đúng đắn phát triển nông sản địa phương đáp ứng nhu cầu của thị trường đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, mở ra triển vọng mới trên quê nghèo...

Phụ nữ dân tộc Mường Yên Lập giảm nghèo từ cây nghệ

Tinh bột nghệ được phụ nữ dân tộc Mường ở Yên Lập chọn làm sản phẩm khởi nghiệp.

Trên thị trường hiện nay, nghệ là một trong những sản phẩm có nhu cầu rất cao. Đây cũng là giống cây trồng quen thuộc với đồng bào dân tộc thiểu số. Không cần quy trình kỹ thuật cao, cây nghệ cũng không ảnh hưởng đến diện tích, năng suất cây trồng nông nghiệp truyền thống, vì khi trồng nghệ người dân vẫn có thể trồng xen canh các loại cây khác như ngô, lạc và các loại hoa màu. Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Yên Lập, việc trồng nghệ và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ cây nghệ đang phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu còn nhỏ lẻ, đầu ra của sản phẩm còn manh mún. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn có khả năng phù hợp để trồng cây nghệ còn lớn. Sau khi tính toán, khảo sát kỹ lưỡng, Hội LHPN thị trấn Yên Lập quyết định chọn mô hình sản xuất tinh bột nghệ, chế biến các sản phẩm từ nghệ tại khu Mít làm dự án khởi nghiệp thuộc Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phụ nữ dân tộc Mường Yên Lập giảm nghèo từ cây nghệ

Thành viên tổ hợp tác sơ chế nghệ tươi

Tổ Liên kết sản xuất thực phẩm an toàn tinh bột nghệ Giang Thủy được thành lập vào năm 2017 với 5 thành viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Sau khi thu mua nghệ từ các hộ, tổ đã thực hiện làm tinh bột nghệ rồi giới thiệu sản phẩm tại các đại lý, đưa sản phẩm ra thị trường. Hợp thổ nhưỡng, cây nghệ trên đất Yên Lập có chất lượng tốt, màu sắc đẹp. Nhờ có quy trình chế biến sạch, không hóa chất, sản phẩm nhanh chóng được thị trường đón nhận. Cùng với đó, Hội LHPN thị trấn Yên Lập cũng hỗ trợ để sản phẩm được tham gia các hội chợ nông sản, tiếp cận với khách hàng gần xa.

Thời vụ vào tháng 1, tháng 2 dương lịch hàng năm là mùa nghệ ngon nhất nên chị em tập trung thu hoạch vừa làm tinh bột vừa tích lũy. Sản lượng trung bình mỗi năm hiện đạt 5 - 6 tấn. Cứ 10kg nghệ tươi thì cho ra 5-6 lạng tinh bột chất lượng. Sản phẩm tinh bột nghệ đỏ có giá 500 nghìn đồng/kg, tinh bột nghệ vàng có giá 400 nghìn đồng/kg...

Chị Đinh Thị Bích Thủy - thành viên tổ hợp tác chia sẻ: "Nghệ dạng viên, dạng bột có tác dụng tốt cho dạ dày, đại tràng, làm đẹp da, bổ máu. Những người máu nhiễm mỡ, chị em sau sinh rất ưa chuộng tinh bột nghệ Giang Thủy. Thời gian đầu các tổ viên làm nghệ viên bằng tay nên tốn rất nhiều thời gian, sản phẩm cung cấp không đủ nhu cầu nên đã đầu tư mua máy làm nghệ viên, vừa tăng năng suất vừa nâng cao chất lượng, mẫu mã. Nhiều hộ kinh doanh cá nhân và các quầy thuốc trên địa bàn biết đến sản phẩm đã hợp tác để cung cấp tới khách hàng"

Mô hình sản xuất tinh bột nghệ đã giúp tăng thu nhập cho các chị em trong tổ, trong đó có 2 chị đã thoát nghèo. Một số chị em dân tộc Mường tham gia làm công (250 nghìn đồng/ngày) cũng có thêm thu nhập giúp nâng cao đời sống. Ngoài thời gian làm nghệ, các chị em trong tổ vẫn tham gia làm nghề nông hoặc buôn bán.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thành - Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Yên Lập cho biết “Hội LHPN thị trấn Yên Lập có nhiều mô hình kinh tế hỗ trợ hội viên, bà con dân tộc Mường làm kinh tế giảm nghèo. Trong đó, sản xuất tinh bột nghệ tiêu biểu. Trong thời gian tới, để phát triển ổn định lâu dài, Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ tổ liên kết giới thiệu sản phẩm ra thị trường trên các kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, hội chợ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời hỗ trợ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thâm canh vùng trồng nghệ bền vững, mang lại thu nhập cao hơn”.

An Khê


An Khê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Người có uy tín ở Tân Phú

Người có uy tín ở Tân Phú
2024-11-16 07:47:00

baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín tại khu 1, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, ông Đinh Công Đón đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn
2024-11-15 12:43:00

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
2024-11-14 09:35:00

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...

Người có uy tín làm kinh tế giỏi

Người có uy tín làm kinh tế giỏi
2024-11-13 15:21:00

baophutho.vn Là người có uy tín luôn được bà con yêu mến, tin tưởng, ông Nguyễn Văn Diên, sinh năm 1953, người dân tộc Mường ở khu 5, xã Giáp Lai, huyện...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Đổi thay ở vùng cao Nậm So
2024-11-13 08:42:00

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh...

Giữ rừng bằng hương ước

Giữ rừng bằng hương ước
2024-11-11 10:12:00

Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng, là thiết chế tự quản trong đời sống đồng bào DTTS. Việc phát huy tốt vai trò của hương ước, quy ước thôn bản góp phần điều chỉnh các...

Người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá

Người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá
2024-11-08 09:21:00

Nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long