Cập nhật:  GMT+7

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng trong Tết Nhảy tại gia đình ông Dương Minh Dũng, xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Tính theo gia phả dòng họ, cứ sau 18 năm, người đàn ông ra ở riêng được phép tổ chức Tết Nhảy một lần để bày tỏ lòng biết ơn, tạ ơn trời đất, Bàn Vương, các vị thần linh, tổ tiên, cầu lành, cầu phúc, cầu may, mưa thuận gió hòa và đoàn viên, sum họp con cháu những ngày cuối năm.

Trước đây, Tết Nhảy của người Dao quần chẹt được tổ chức liên tục 3 kỳ trong 3 năm, năm thứ nhất tổ chức 2 ngày - 1 đêm; năm thứ hai tổ chức 3 ngày - 2 đêm; năm thứ ba tổ chức 4 ngày - 3 đêm. Đến nay, Tết Nhảy đã được tổ chức cải tiến, rút gọn trong 3 ngày - 3 đêm liên tục nhưng vẫn giữ đúng trình tự và các giá trị truyền thống. Trong Tết Nhảy có 36 bài nhảy - múa, được thực hiện lặp đi lặp lại.

Đã ngoài 60 tuổi, kể từ khi ra ở riêng, năm nay lần đầu tiên gia đình ông Dương Minh Dũng - già làng uy tín của xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình được phép tổ chức Tết Nhảy. Là một nghi lễ quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao quần chẹt, bởi vậy từ nhiều tháng trước, gia đình ông đã chuẩn bị chu đáo, kỹ càng cho tổ chức Tết Nhảy, từ nuôi lợn, gà, chuẩn bị gạo nếp ngon để làm bánh dày...

Ngày tổ chức Tết Nhảy, từ sáng sớm, tại nhà ông Dũng đã chật kín anh em họ hàng và làng xóm, mỗi người một công việc, tất bật giúp gia chủ chuẩn bị những phần việc để tổ chức nghi lễ. Người thịt lợn, người giã và nặn bánh dày, làm mâm cỗ cúng, tiền lễ, đẽo gọt, vẽ hoa văn, họa tiết lên những thanh gỗ mang hình dáng thanh kiếm, dao, rìu làm đạo cụ nhảy múa trong Tết Nhảy... Mâm cỗ cúng lễ khá đơn giản, ngoài thịt lợn và rượu thì bánh dày là món không thể thiếu, trước để dâng lên tổ tiên, sau thiết đãi họ hàng, làng xóm. Các mâm cỗ để cúng thờ được đặt thành nhiều bậc, mỗi mâm có một thầy cúng riêng, mặc lễ phục và thực hành nhiều nghi thức. Ông Dũng chia sẻ: "Tết Nhảy là nghi lễ được nhiều thế hệ người Dao quần chẹt truyền lại, giờ đây, chúng tôi tiếp tục thực hiện với ý nghĩa nhớ về tổ tiên, cầu lộc, cầu tài, mong tổ tiên phù hộ cho gia đình, con cháu sức khỏe, may mắn... Dù gia đình có khó khăn nhưng chúng tôi cũng cố gắng để tổ chức Tết Nhảy...".

Trong Tết Nhảy, khu vực thờ cúng được gia chủ sắp xếp cẩn thận, trong đó không thể thiếu những bức tranh thờ truyền thống. Với người dân tộc Dao, tranh thờ có vị trí quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng. Đây là những bức tranh quý mà mỗi dòng họ, gia đình phải có, được coi như vật báu và chỉ sử dụng trong những dịp trọng đại.

Đến chiều tối ngày đầu tiên, khi mọi thủ tục của Tết Nguyên đán hoàn tất cũng là lúc tiếng kèn, tiếng trống, tiếng chuông đồng rộn rã vang lên trong căn phòng khách treo đầy bức tranh thờ, hòa cùng tiếng hò, tiếng hú, tạo nên khung cảnh hết sức ấn tượng, kỳ bí. Nghi lễ chính của Tết Nhảy diễn ra từ đêm thứ nhất. Trước tiên là các điệu múa đưa đường, bắc cầu để đón thần linh, tổ tiên về ăn Tết; điệu múa chào bố mẹ, tổ tiên, điệu mời tiên nương giáng trần... Bên cạnh đó là nhiều điệu múa khác như: múa phát nương, múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa văn, múa võ... Đặc sắc nhất phải kể đến múa rùa. Rùa là 1 trong 2 động vật được người dân tộc Dao tôn thờ nên điệu múa này mang nhiều ý nghĩa. Trước bàn thờ cúng, thầy múa đi trước, theo sau là những người đàn ông, thanh niên mặc trang phục dân tộc, nối tiếp nhau quanh khu vực làm lễ, diễn tả các động tác cúng Bàn Vương - thủy tổ của người Dao và tổ tiên, thần linh. Mỗi người cầm một đồ vật có thể tạo ra âm thanh theo mỗi điệu nhảy. Nhìn chung, các động tác nhảy - múa đều khá đơn giản và mang tính hình tượng cao.

Là một nghi lễ lâu đời, được nhiều thế hệ người Dao lưu truyền và kế thừa, những năm qua, đồng bào dân tộc Dao ở xóm Thung Dao Bắc luôn coi trọng gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Anh Triệu Xuân Tình, Trưởng xóm Thung Dao Bắc chia sẻ: Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chúng tôi không chỉ ra sức gìn giữ những phong tục tập quán truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao, mà còn tuyên truyền cho thế hệ trẻ người Dao tiếp tục trân trọng, gìn giữ.

Với ý nghĩa để tạ ơn trời, đất, thần linh, tổ tiên, cúng tổ trạch, thần mưa, thần gió để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, những điều tốt lành đến với mọi người..., Tết Nhảy là sợi dây tâm linh kết nối các thế hệ người Dao quần chẹt, là dịp để con cháu đoàn viên, gửi gắm ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, răn dạy thế hệ con cháu nhớ ơn công lao của tổ tiên, đoàn kết, hăng hái lao động, sản xuất, xây dựng bản làng giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Linh Nhật (Báo Hoà Bình)


Linh Nhật (Báo Hoà Bình)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Vấn vương câu lượn Slương

Vấn vương câu lượn Slương
2024-03-28 09:21:00

Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ...

Những “cột mốc sống” nơi biên cương Đắk Nông

Những “cột mốc sống” nơi biên cương Đắk Nông
2024-03-27 09:00:00

Tại các bon làng dọc biên giới tỉnh Đắk Nông, các già làng người M’nông đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ...

Tìm cách giảm tỷ lệ tảo hôn

Tìm cách giảm tỷ lệ tảo hôn
2024-03-22 13:28:00

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng...

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống
2024-03-21 08:05:00

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho...

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi
2024-03-20 10:48:00

Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long