{title}
{publish}
{head}
Lễ “Ả nệ ghỉ bá” dịch ra có nghĩa là lễ quét làng. Theo quan niệm của người Xá Phó, tháng 2 âm lịch là tháng ma đói, ma làng sẽ về phá hoại cuộc sống của dân làng, nên thực hiện nghi lễ quét làng để cầu mong được bình yên. Tùy theo từng năm, thầy mo sẽ gieo quẻ bói xem ngày nào thuận lợi, phù hợp để cả làng cùng thực hiện nghi lễ.
Câu chuyện kể lại, từ xa xưa, cuộc sống của người Xá phó vô cùng khó khăn, thiếu thốn vì thường xuyên bị ma quỷ tàn phá. Vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch bỗng có vị thần tiên xuất hiện cứu giúp người dân trị ma quỷ. Từ đó, người Xá phó chọn một ngày đẹp trong tháng 2 để làm lễ quét làng vừa để xua đuổi tà ma, vừa cầu mong những điều may mắn, tốt lành trong năm mới.
Năm nay, nhằm ngày Mùi đẹp ngày, 58 hộ dân thôn Nậm Sang, xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) thực hiện nghi lễ thiêng này.
Để chọn ngày lành trong tháng tốt, thầy mo sẽ gieo quẻ xin ý kiến thần linh. Chuẩn bị cho lễ quét làng, nam giới trong gia đình phải đan những tấm phên nhỏ từ cây vầu trên rừng để làm "vũ khí" xua đuổi tà ma sau khi hành lễ. Khi thầy cúng đến nhà làm phép cho từng gia đình, những chiếc phên nhỏ do tự tay gia chủ chuẩn bị sẽ được dâng lên khu vực làm lễ như để thần linh ban phép, truyền "sức mạnh" cho các vật dụng. Thầy cúng sẽ đi lần lượt từng gia đình trong thôn cầu những điều tốt lành cho gia chủ. Những nhành cây nhỏ sau khi được dâng cúng trở thành "cây chổi" thần kỳ giúp người dân xua đuổi tà ma, những điều không may mắn. Sau khi làm lễ xong, "cây chổi" và những tấm phên được cắm trước cửa, cổng ngoài trời của mỗi ngôi nhà. Nhà có bao nhiêu cổng thì sẽ có bấy nhiêu tấm phên. Đặc biệt, đến bản Xá phó, khi nhìn thấy những tấm phên nhỏ này, người lạ không được vào nhà, nếu không sẽ phạm vào điều cấm. Sau phần lễ, người dân hào hứng trảy hội. Phần lễ được xã Liên Minh tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân.
Theo Tô Dung/ Báo Lào Cai
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
baophutho.vn Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng”, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp huyện Tân Sơn đã có nhiều hoạt động...
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng...
Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho...
Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...
Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu...
Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...
Để tiếp tục nâng cao tiêu chí Nông thôn mới (NTM), hướng tới xây dựng xã nông thôn biên giới từng bước theo hướng hiện đại, giàu có, văn minh, bảo vệ vững chắc phên dậu biên...
Với niềm trăn trở phải bảo tồn và lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đồng bào mình, nhiều phụ nữ S’tiêng ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng vẫn từng ngày miệt mài bên khung dệt...
Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc Xtiêng, tỉnh Bình Phước mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì còn là dịp để bà con,...
Tết rừng đã có từ khi người H’Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập bản, trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng nơi đây. Theo truyền thống...