{title}
{publish}
{head}
Hát Phươn là làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, thể hiện nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt của dân tộc Giáy. Để hát Phươn không bị mai một, người dân xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang nỗ lực bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.
Hát Phươn được người Giáy sử dụng tại những ngày quan trọng như: Đám cưới, mừng nhà mới, lễ mừng thọ, chúc Tết hay trong lao động sản xuất, giao duyên... theo hình thức đối đáp và có đàn đệm hay không đều được. Những câu hát được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Giáy, theo từng chủ đề cụ thể. Với quan niệm trong mỗi một cuộc gặp gỡ mà không có hát Phươn, cuộc gặp đó sẽ mất đi sự gắn kết.
Tuy nhiên, trước sự phát triển quá nhanh của xã hội ngày nay một bộ phận giới trẻ không còn chú trọng đến làn điệu dân ca này, khiến cho hát Phươn đứng trước nguy cơ bị mai một. Không để điều đó xảy ra, năm 2021 thôn Tát Ngà đã thành lập câu lạc bộ (CLB) với thành viên là người trong thôn không kể già, trẻ, gái, trai và tổ chức sinh hoạt thường xuyên.
Một buổi tập hát Phươn của người Giáy, xã Tát Ngà.
Chị Lù Thị Tối, thành viên CLB chia sẻ: Trước đây mình có được nghe ông, bà, cô, chú hát ở rất nhiều dịp, trông rất vui và gắn kết nhưng bản thân mình lại không biết hát. Khi thôn thành lập CLB, mình đăng ký tham gia ngay và cùng tập hát với mọi người. Quá trình học hát không quá khó, nhưng cần phải tập trung mới nhớ hết các câu hát và đối đáp được với đối phương. Sau một thời gian tập hát, hiện nay mình đã hát được theo từng chủ đề và tự tin hát cùng mọi người.
Ông Vi Dấu Mìn, Chủ tịch Hội nghệ nhân dân gian xã Tát Ngà chia sẻ: Hát Phươn là một nét đẹp văn hóa rất riêng của dân tộc Giáy, việc bảo tồn làn điệu dân ca, dân vũ này đối với chúng tôi vô cùng cần thiết. Thành lập CLB, người dân hưởng ứng nhiệt tình và khi Nghị quyết 27 được áp dụng CLB cũng hoạt động hiệu quả hơn. Điều này là tín hiệu tích cực, tạo động lực để chúng tôi có thể gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
Người Giáy tại xã Tát Ngà chiếm trên 50% dân số, sinh sống chủ yếu tại các thôn Tát Ngà, Nà Dầu, Bản Chiều, Nà Trào, Pắc Dầu. Đặc biệt, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà là địa chỉ thu hút sự quan tâm, tham quan của đông đảo khách du lịch đến tìm hiểu về văn hóa dân tộc Giáy tại huyện Mèo Vạc trong thời gian qua. Bởi vậy, việc bảo tồn làn điệu hát Phươn đã góp phần quảng bá văn hóa của dân tộc Giáy được trọn vẹn hơn.
Phó Chủ tịch UBND xã Tát Ngà, Nùng Thị Mình cho biết: Bảo tồn và phát huy nét đẹp của hát Phươn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và chú trọng. Để làm tốt công tác bảo tồn, xã tiếp tục thúc đẩy việc thành lập CLB hát Phươn tại các thôn có người Giáy sinh sống; kết hợp cùng các trường học đưa hát Phươn vào giảng dạy cho học sinh; kiến nghị lên UBND huyện hỗ trợ xây dựng kênh truyền thông quảng bá về hát Phươn nói riêng và văn hóa dân tộc Giáy nói chung.
Hồng Nhung (Báo Hà Giang)
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các...
Lễ “Ả nệ ghỉ bá” dịch ra có nghĩa là lễ quét làng. Theo quan niệm của người Xá Phó, tháng 2 âm lịch là tháng ma đói, ma làng sẽ về phá hoại cuộc sống của dân làng, nên thực...
baophutho.vn Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng”, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp huyện Tân Sơn đã có nhiều hoạt động...
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2021-2023 trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế có 61 trường hợp tảo hôn. Dù ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, thế nhưng...
Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho...
Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay,...
Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu...
Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc...
Để tiếp tục nâng cao tiêu chí Nông thôn mới (NTM), hướng tới xây dựng xã nông thôn biên giới từng bước theo hướng hiện đại, giàu có, văn minh, bảo vệ vững chắc phên dậu biên...
Với niềm trăn trở phải bảo tồn và lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa đồng bào mình, nhiều phụ nữ S’tiêng ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng vẫn từng ngày miệt mài bên khung dệt...