
{title}
{publish}
{head}
Người Việt tại Nhật Bản gói bánh chưng mừng năm mới.
PTĐT - Trong trái tim của những người con Đất Tổ xa quê, mỗi năm đều có một khoảng thời gian nhớ nhà da diết. Đó là khi Tết đến, xuân về, là thời điểm của đoàn viên, xum vầy đón chào một năm mới đến. Với những người con xa xứ, đó là thời khắc mà tình yêu gia đình, quê hương trở nên nồng cháy hơn bao giờ hết.
Có rất nhiều trường hợp người Việt xa quê không thể trở về nước vào dịp Tết với rất nhiều lý do khác nhau. Đối với cô gái Trương Ngọc Quý, Tết Kỷ Hợi là một mùa Tết nữa Quý không được về đoàn tụ với gia đình tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh. Từng có thời gian 7 năm liền học tập và làm việc tại Nhật Bản, Quý đã nếm trải trọn vẹn sự cô đơn trong khoảnh khắc giao thời: “Gọi điện facetime với bố mẹ, nhìn thấy cả nhà đang làm cơm tất niên mà mình thấy tủi thân lắm. Vì Nhật Bản nhanh hơn hai tiếng so với Việt Nam nên thời khắc giao thừa cũng không được chia sẻ trọn vẹn với người thân. Tết chỉ đi chơi phố phường một chút rồi lại về nhà. Thế nhưng về nhà lại buồn hơn bởi không gian xa lạ, những ngôi nhà xa lạ, con người, tiếng nói xa lạ… không phải là những điều thân thuộc của quê hương mình”.
Mâm cỗ tất niên với các món ăn truyền thống của dân tộc Việt ở Nhật Bản.
Tại các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… người dân Việt Nam sống và làm việc tại đây vẫn có thể cảm thấy phần nào sự tương đồng về khí hậu hay không khí đón Tết mỗi khi Tết cổ truyền đến. Tuy nhiên phong tục mỗi quốc gia khác nhau nên dù có sự chuẩn bị chu đáo thì Tết của cộng đồng người Việt tại đây vẫn không mang lại không khí quen thuộc như ở Việt Nam. Anh Nguyễn Đăng Việt, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì du học sinh tại Hàn Quốc kể lại: Cộng đồng người Việt ở đây vẫn thường hay cùng nhau tụ họp tổ chức ăn mừng tất niên và cố gắng tạo khung cảnh đón Tết đầm ấm như ở nhà. Cũng có mâm cỗ với bánh chưng xanh gói bằng lá chuối, chả giò, nem rán… Mọi người cùng nâng ly chúc nhau những điều hạnh phúc trong năm mới. Thế nhưng niềm vui không thể trọn vẹn khi không được cùng gia đình đón Tết, được đi thăm ông bà, họ hàng và chúc Tết mọi người. Mình còn nhớ bạn bè thời ấu thơ mỗi năm đều họp lớp đầu xuân nữa…
Nếu như Việt còn có cảm giác được ăn Tết và phá cỗ mừng giao thừa thì “cái Tết của” Đặng Vũ Huệ, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì - du học sinh tại Anh hoàn toàn khác. Nơi Huệ học cách thủ đô Luân Đôn một vài giờ đi tàu điện ngầm, Tết đến, Huệ và các bạn thường đi tàu về Luân Đôn để sắm sửa những đồ cổ truyền đón Tết. Các du học sinh sẽ tụ họp làm cành đào từ giấy màu, bày mâm ngũ quả và thắp nén hương thơm cầu chúc những điều tốt đẹp sẽ đến vào dịp năm mới. Tại Anh, sự khác biệt về múi giờ, thời tiết cũng khiến việc chia sẻ không khí Tết và đặc biệt là giao thừa với gia đình ở Việt Nam của các du học sinh tại đây không được trọn vẹn. Không được nghỉ học vào dịp Tết nên những hoạt động hàng ngày vẫn diễn ra như bình thường. Theo Huệ chia sẻ: Bởi vì sống ở một môi trường quá khác biệt, nên mỗi khi Tết đến có cảm giác trống vắng rất nhiều. Mình lại ước được nấu cỗ tất niên, được đi thả cá chép dịp cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, muốn được nhìn thấy dù là chỉ một cành hoa đào hay hoa mai thôi… Ngày xưa khi còn ở Việt Nam không biết trân trọng ý nghĩa những điều nhỏ bé ấy, giờ không được về ăn Tết mới thấy thấm thía giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.
Mọi người cùng quây quần chúc mừng năm mới.
Có lẽ, Tết là dịp đặc biệt để mỗi người con xa quê có dịp hướng trái tim mình về với quê hương và gia đình. Là dịp để bồi đắp thêm những tình cảm yêu thương, gắn bó; sự trân trọng, biết ơn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc. Năm mới đến rồi, chúc cho những người con Đất Tổ xa xứ đạt nhiều thành công và luôn hướng về nguồn cội góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trà My
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, bất cứ ai đi xa cũng mong mỏi trở về quê hương, về với bữa cơm gia đình đoàn tụ. Sống ở những miền đất lạ, dù đi đâu, bận rộn thế ...
Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề. Để đón một năm mới tươm tất, những ngày này, nhà nhà đều lo sắp xếp công việc, sắm sửa, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa. Cùng với ...
Dù sống xa quê hương nhưng bà con vẫn cố gắng giữ truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết chuẩn bị một mâm cơm tươm tất để thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ ...
Với mọi người, Tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy bên mâm cơm ấm cúng. Nhưng với cán bộ, công nhân viên ngành điện lại là những ngày làm việc căng ...
Cũng như các làng quê miền Bắc, Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc các làng nghề trồng hoa đào Đất Tổ hối hả, nhộn nhịp kẻ bán người mua, rộn ràng không khí vui ...
Con người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xa làng, xa quê có rất nhiều thứ để nhớ. Đặc biệt là vào những ngày cuối năm lây phây mưa bụi, Tết đến xuân về. ...
Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có đầy đủ hoa quả tươi, xôi, rượu cái nếp cẩm, nếp hoa vàng... với nhiều mẫu mã, hình ...
“Tết của người đến trước/ Thợ điện đón Tết sau/ Bởi những ngày thay nhau/ Trực bảo an dòng điện...”. Những lời thơ của chị Nguyễn Thị Thu Hà, Điện lực TP Móng ...
baophutho.vn Hưởng ứng tháng nhân đạo năm 2025 do TW Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) phát động và thực hiện chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” năm...
baophutho.vn Ngày 15/4, Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (QLHC về TTXH), Công an tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Mắt tỉnh tổ chức chương...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, thời tiết ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán) cả 3 miền Bắc-Trung -Nam thuận lợi du Xuân chúc Tết.
PTĐT - Khi sắc xuân tràn ngập trên khắp các nẻo đường cũng là lúc bà con trong xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn chuẩn bị lợn, gà, gạo, đỗ, ngô...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/2 (tức mùng 1 Tết, miền Bắc chịu tác động của một khối không khí lạnh yếu.
PTĐT - Ngày 30 Tết, khi mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị bữa cơm tất niên, trang hoàng nhà cửa đón giao thừa thì những y, bác sĩ khoác áo blouse trắng tạm quên đi cái...
PTĐT - Không khí xuân ấm áp đang lan tỏa khắp các nẻo đường, xóm làng. Và xuân này vui hơn gấp bội khi những hộ nghèo vừa được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, họ sẽ được đón...
PTĐT - Giao thừa-thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới từ bao đời nay đã hằn sâu trong tâm thức của người Việt bởi sự thiêng liêng, ý nghĩa sâu sắc, nguyện cầu một năm...