Cập nhật:  GMT+7

Thành tựu về đối ngoại góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam về tự do, tín ngưỡng, tôn giáo

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9-14/4 theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thu hút sự chú ý của người dân trong nước và quốc tế. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt tích cực trong quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Toà thánh Vatican. Điều đó thể hiện sinh động thực tiễn về những thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, với ý đồ chính trị, thiếu thiện chí, một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, số đối tượng chống đối trong nước chẳng những không thừa nhận, mà còn ra sức chống phá, với những luận điệu kích động, xuyên tạc rằng: Ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thành tựu về đối ngoại góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam về tự do, tín ngưỡng, tôn giáo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher (ảnh nguồn internet).

Âm mưu của các thế lực thù địch trong lợi dụng các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

Với tư tưởng định kiến với Việt Nam, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, vẫn bất chấp những thành tựu rõ ràng, không thể phủ nhận của Việt Nam trong nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân để xuyên tạc trắng trợn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam với những luận điệu xuyên tạc như: “Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo”, “Các điều khoản được quy định mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”. Bên cạnh đó các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài khéo léo lồng ghép các quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”. Đồng thời xuyên tạc các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái phép vi phạm pháp luật của Việt Nam cũng như bị dư luận và người dân trong nước lên án như: Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên), tịnh thất Bồng Lai (Long An)... Từ đó vu khống Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp tôn giáo”...

Âm mưu đằng sau những luận điệu trên nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở trong nước, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện các chính sách về kinh tế, xã hội, một số chức sắc tôn giáo có tư tưởng cực đoan bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để lồng ghép yếu tố chính trị, kích động, gây ra điểm nóng tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, ngăn cấm xây sửa cơ sở thờ tự, cản trở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành...

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước ta tôn trọng, bảo đảm, coi đó là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách tung ra những luận điệu cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, nhằm gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với đồng bào các tôn giáo, kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền, gây mất ổn định chính trị - xã hội, tạo cớ can thiệp vào nội bộ nước ta. Để thực hiện âm mưu này, chúng đã tiến hành bằng nhiều cách, với các phương thức, thủ đoạn rất thâm độc, xảo quyệt.

Thực tiễn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là quan điểm, chính sách xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn bản của Đảng ngay từ khi mới thành lập, nhất là trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ về công tác tôn giáo được ghi dấu bằng nhiều nghị quyết, tiêu biểu như: Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng... Trong đó, khẳng định rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; coi trọng giữ gìn và “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước”; “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật”.

Quan điểm nhất quán ấy đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và các chính sách nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thực tế của người dân, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này, đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp (năm 2013) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, cụ thể hoá tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đồng thời tiếp tục sự tương thích với luật pháp quốc tế trong điều kiện Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” năm 2023 Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, có 54 dân tộc với nhiều tôn giáo khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự; có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Đến tháng 11/2023 Việt Nam đã có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động gồm: Khối du nhập từ nước ngoài gồm 9 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo (Islam), Bà La môn, Baha’i, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Kytô, Minh Sư đạo. Khối nội sinh gồm 7 tôn giáo: Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Minh Lý đạo Tam Tông miếu. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; trên 54 nghìn chức sắc; trên 135 nghìn chức việc; hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước.

Với những thành tựu trên có thể khẳng định đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã được bảo đảm, thúc đẩy và tạo đà cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ các cấp và chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách xã hội. Ngoài ra, còn thúc đẩy hoạt động đối ngoại tôn giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với các tôn giáo lớn và các quốc gia trên thế giới như: Tổ chức đoàn đi nghiên cứu, trao đổi về Công giáo, chính thống giáo tại Mexico, Cuba, Nga; nghiên cứu thực tế về đạo Tin lành tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ; tổ chức đối thoại về vấn đề tôn giáo với cơ quan, các tổ chức, cá nhân tại Hoa Kỳ, Bỉ và Thụy Sĩ; nghiên cứu về Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo tại một số nước Hồi giáo; thiết lập quan hệ trên lĩnh vực tôn giáo với hầu hết các nước trong ASEAN như Singapore, Malaysia, Myanmar, Philippines, Brunei, Thái Lan, giúp đỡ cộng đồng người Việt thực hành tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo tại Đông Âu, Pháp, Hungary, Úc, và New Zealand.

Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo cùng với Nhà nước Việt Nam đã đứng ra tổ chức nhiều sự kiện quốc tế được dư luận đánh giá cao như Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với sự tham gia của trên 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ; kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (năm 2017); Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (2019); Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (năm 2023); Đối thoại “Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI”...

Mới đây nhất, năm 2023 đánh dấu bước ngoặt tích cực trong quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Toà thánh Vatican khi hai bên thống nhất Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú và Văn phòng Đại diện Thường trú ở Việt Nam. Việc nâng cấp quan hệ từ Đặc phái viên không thường trú lên Đại diện Thường trú thể hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế của Đảng và Nhà nước ta nhất là trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Những chuyển biến tích cực trong hoạt động đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam đã khẳng định: Chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước. Là minh chứng không thể phủ nhận, cho thấy công tác tôn giáo đã thu hút được đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc tôn giáo hưởng ứng và tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9-14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam sau khi Nhà nước Việt Nam và Toà thánh Vatican nâng cấp quan hệ từ Đặc phái viên không thường trú lên Đại diện Thường trú đã thể hiện tình cảm tốt đẹp của Tòa thánh đối với Việt Nam để cùng hướng tới một mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo nói chung, trong đó có Công giáo, góp phần mở ra cơ hội thuận lợi cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong hội nhập sâu rộng với Công giáo thế giới và là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như đập tan những luận điệu kích động, xuyên tạc rằng: Ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tuệ Thiên - Bình Nguyên


Tuệ Thiên - Bình Nguyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Phát huy vai trò đảng viên nơi cư trú

Phát huy vai trò đảng viên nơi cư trú
2024-11-21 09:21:00

baophutho.vn Thực hiện Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ...

Kiên định niềm tin

Kiên định niềm tin
2024-05-04 15:29:00

baophutho.vn Liên tiếp các vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử với nhiều quan chức, cựu quan chức “nhúng chàm”, vướng vòng lao lý. Danh sách cán bộ, đảng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long