{title}
{publish}
{head}
Để phòng, chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
Phòng sàng lọc bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 500 ca mắc.
Ngày 27/8, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Theo dõi, đề xuất các biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trong cộng đồng, Bộ Y tế có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện công văn số 4847/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai phòng chống dịch mùa tựu trường; công văn số 4992/BYT-DP ngày 23/8/2024 về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi và các khuyến cáo, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh sởi.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch và thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Cùng đó, chủ động phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi.
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các phương tiện thông tin trên địa bàn phối hợp với ngành y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh và không để tình trạng hoang mang, lo lắng trong dư luận; tăng cường truyền thông, tuyên truyền vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch và khuyến cáo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh, như: hạn chế tụ tập đông người; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đến nơi tập trung đông người và các địa điểm công cộng.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Theo Cục Y tế dự phòng, sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
Sởi hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm. Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.
Ngay từ đầu năm 2024, Bộ Y tế đã có kế hoạch tiêm bù, tiêm vét các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có sởi. Đối tượng của Chiến dịch tiêm chủng sởi lần này được mở rộng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine - khác với kế hoạch tiêm bù, tiêm vét đã được thực hiện trước đây chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
Người dân chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng
Để phòng, chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Nguồn TTXVN
baophutho.vn Trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên chủ động phương án...
Để sở hữu làn da khỏe đẹp không chỉ phụ thuộc vào mỹ phẩm bạn thoa bên ngoài. Chìa khóa để có được làn da khỏe mạnh, rạng rỡ là từ thói quen sinh hoạt tốt.
baophutho.vn Các bác sĩ Khoa Sản 1, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ N.T.H, 30 tuổi, trú tại xã Bằng Doãn,...
baophutho.vn Với phương châm chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thời gian qua, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ đã triển khai ứng dụng Bệnh án...
baophutho.vn Liên quan đến vụ hơn 150 công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa ăn trưa tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Cụm Công...
baophutho.vn Cùng với cả nước, hiện nay tỉnh Phú Thọ đang chuẩn bị cho năm học mới, học sinh các cấp học đã quay trở lại trường học. Để chủ động phòng chống...
Khi gặp vấn đề sức khỏe, nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc này tưởng chừng như đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm...
Bệnh sởi trong Đông y gọi là ma chẩn hoặc sa tử. Điều trị bằng bệnh sởi bằng Đông y, được chia ra theo các thời kỳ bệnh...
Hấp thụ đủ canxi giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, một tình trạng đặc trưng bởi xương yếu, thường gặp hơn ở phụ nữ, đặc biệt là sau khi mãn kinh.
Nhiều khi chúng ta cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do căng thẳng quá mức. Tham khảo những thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng để lấy lại nguồn năng lượng.
baophutho.vn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi và có...
Tất cả mọi người đều muốn có một làn da căng và mịn. Những gì bạn ăn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. 7 loại thực phẩm dưới đây giúp chống lão hóa tốt nhất cho làn da.