Cập nhật:  GMT+7

Thi đua làm giàu trên đất quê

Trong những năm qua Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Thanh Ba đã tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa với lợi nhuận cao.

Thi đua làm giàu trên đất quê

Đến thăm mô hình sản xuất của anh Nguyễn Khắc Hiếu ở xã Lương Lỗ - một trong ba nông dân của tỉnh lọt tốp 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022, khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước dây truyền sản xuất gạch Tuynel công nghệ cao, hiện đại mang lại doanh thu hơn 4 tỉ đồng/năm. Từ người nông dân với hai bàn tay trắng, từng bươn trải qua nhiều nghề khác nhau như thợ phụ hồ, đào ao thả cá, nuôi lợn, kinh doanh bến đò ngang sông đến năm 2009, anh Hiếu chuyển sang xây dựng lò nung gạch kiểu đứng với số vốn ban đầu khoảng 1 tỉ đồng.

Sau nhiều năm vừa làm vừa nghiên cứu, anh tìm hiểu đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất gạch Tuynel. Dây truyền này có giá đầu tư lên đến 40 tỉ đồng, nguyên lý hoạt động của nó tự động hóa đưa robot thay thế con người, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Anh Hiếu chia sẻ: “Mặc dù không ít lần thất bại, nhưng tôi vẫn kiên trì ngày đêm đi khắp vùng để tìm hiểu kiểu dáng, cách hoạt động, năng suất chất lượng gạch nung. Tôi đi tham quan một số mô hình lò gạch trong nước và Trung Quốc hỏi công nghệ của họ, rồi về áp dụng vào mô hình của gia đình”. Hiện nay, cơ sở sản xuất gạch của anh Hiếu tạo việc làm cho 40-50 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, anh Hiếu còn tích cực ủng hộ xây dựng hệ thống điện, đường giao thông nông thôn, các chương trình do địa phương phát động, góp phần xây dựng quê hương Lương Lỗ đạt chuẩn nông thôn mới.

Hội nông dân huyện Thanh Ba hiện có 19 cơ sở hội, 200 chi hội với hơn 14.400 hội viên; toàn huyện thành lập chín HTX nông nghiệp, 34 chi Hội, tổ Hội nông dân nghề nghiệp và 12 Tổ hợp tác sản xuất hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Đồng chí Nguyễn Viết Đại - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: “Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền đã tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về phát triển kinh tế. Nhiều hộ nông dân đã thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn”.

Từ phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, cùng hợp tác sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp cho hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình thâm canh cây ăn trái với chất lượng cao, góp phần đa dạng hoá sản xuất, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn và giải quyết việc làm.

Đơn cử như gia đình hội viên Lê Văn Việt ở khu Đỉnh Đồng, xã Quảng Yên ươm trồng 3,5ha cây giống, mỗi năm trừ chi phí thu lãi hơn 800 triệu đồng, tạo công việc làm cho 15-20 lao động với thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng; giúp đỡ nhiều hộ nghèo gặp khó khăn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho 20 hộ quanh vùng. Hay mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình ông Lê Văn Thời ở khu 3, xã Đỗ Sơn mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 100 tấn gà thịt, mang lại thu nhập cao, tạo việc làm cho 17 lao động. Ông Thời còn hỗ trợ phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho 25 hộ khác cùng đầu tư phát triển chăn nuôi, ổn định cuộc sống...

Thi đua làm giàu trên đất quê

Hội viên nông dân Trần Văn Xuân ở khu 2, xã Hoàng Cương cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế tổng hợp mỗi năm đạt doanh thu 600-700 triệu đồng.

Thông qua phong trào, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo đã trở thành nền nếp trong sản xuất và đời sống văn hoá của cộng đồng nông thôn ở huyện Thanh Ba. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho trên 11.500 lao động, trong đó có trên 4.300 lao động có việc làm thường xuyên, hơn 7.150 lao động có việc làm theo mùa vụ.

Các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 5.460 lượt hộ hội viên nông dân. Từ đó, giúp 145 hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên làm ăn khá giả. Cùng với đó, phong trào đã động viên, khuyến khích các hộ nông dân giỏi hằng năm tham gia đã đóng góp hàng trăm triệu đồng cho quỹ người nghèo ở địa phương, đóng góp gần 25.000 ngày công lao động cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng huyện nông thôn mới.

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng nhau làm giàu và giúp hộ nghèo vươn lên, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Hội, nâng cao năng lực tổ chức quản lý, điều hành của cán bộ Hội các cấp trong công tác vận động, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; tập hợp được đông đảo nông dân tham gia tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Hồng Nhung


Hồng Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Cân đối cung cầu, bình ổn thị trường

Cân đối cung cầu, bình ổn thị trường
2023-12-26 09:36:00

baophutho.vn Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương...

Chống rét cho đàn vật nuôi

Chống rét cho đàn vật nuôi
2023-12-25 14:29:00

baophutho.vn Nhằm giúp đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh trong thời tiết giá rét, thời điểm này, các hộ chăn nuôi ở huyện Tân Sơn đã chủ động che chắn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long