
{title}
{publish}
{head}
Du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận hiện tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương và đang đứng trước cơ hội để bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Dù vậy để đạt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững thì cần phải có sự đầu tư tương xứng cho công nghệ số, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào toàn bộ chuỗi giá trị du lịch: Từ quản lý, tiếp thị, vận hành đến trải nghiệm khách hàng...
Quảng bá điểm đến Bình Thuận trên các nền tảng số (Ảnh minh họa).
Để góp phần định hình tầm nhìn và sẵn sàng hội nhập sâu rộng trong thời đại số, vừa qua hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - Kết nối hệ sinh thái du lịch Bình Thuận” đã được tổ chức tại địa phương. Tại đây, ông Lương Thanh Sơn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho rằng AI mang đến khả năng xử lý dữ liệu lớn, dự đoán hành vi du khách, cá nhân hóa dịch vụ, tối ưu hóa vận hành, quản lý an toàn và phát triển sản phẩm du lịch mới. Và đây là những yếu tố then chốt để xây dựng một hệ sinh thái du lịch thông minh, bền vững cũng như kết nối chặt chẽ với cộng đồng địa phương.
Thực tế cho thấy những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng đã được chú trọng. Như với nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động, bao gồm: Đặt dịch vụ (vé máy bay, khách sạn, tour du lịch, vé tham quan...), tìm kiếm thông tin, bản đồ số và chỉ đường. Bên cạnh đó địa phương và ngành còn tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh điểm đến du lịch thông qua mạng xã hội, trải nghiệm du lịch thông minh (Mã QR, thuyết minh tự động, cá nhân hóa trải nghiệm, thanh toán điện tử)...
Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Lê Thành - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bình Thuận đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách, chương trình hành động cụ thể. Qua đó từng bước chuyển dịch ngành du lịch sang môi trường số, hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh - nơi mà mỗi điểm đến, mỗi sản phẩm, dịch vụ đều được số hóa, kết nối và tối ưu hóa trải nghiệm cho du khách trong lẫn ngoài nước. Thời gian qua, Bình Thuận cũng đưa vào vận hành Cổng thông tin du lịch thông minh (tại địa chỉ: muinevietnam.vn) và ứng dụng di động “Binh Thuan Tourism”. Đồng thời triển khai công nghệ thực tế ảo VR360 giới thiệu các điểm tham quan tiêu biểu như Trường Dục Thanh, Tháp Pô Sah Inư, Dinh Vạn Thủy Tú... tạo trải nghiệm sinh động, hấp dẫn cho du khách. Hay như lắp đặt mã QR tại nhiều di tích, danh thắng như Đồi Cát Bay, Trường Dục Thanh, Thanh Minh Tự... giúp người dùng tiếp cận thông tin lịch sử, văn hóa thông qua thiết bị di động một cách nhanh chóng. Trong ứng dụng công nghệ mới, một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch đã bước đầu tích hợp chatbot, AI vào dịch vụ tư vấn trực tuyến.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại địa phương vẫn tồn tại mặt hạn chế như hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ giữa các khu - điểm du lịch, gây cản trở cho việc triển khai tiện ích số. Hay như còn thiếu nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về công nghệ và khả năng triển khai các giải pháp số trong doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cho số hóa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ...
Vì vậy tới đây, địa phương cần tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số. Đặc biệt về ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data (dữ liệu lớn), công nghệ blockchain, điện toán đám mây... trong công tác quản lý, điều hành, phân tích xu hướng và xây dựng sản phẩm du lịch số. Bên cạnh chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, đào tạo giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí đầu tư công nghệ thì cũng quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, nâng cấp hạ tầng số tại các điểm đến trọng điểm của tỉnh... Từ đó tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ số, góp phần để ngành thích ứng kịp thời với “du lịch thông minh” và phát triển nhanh, bền vững.
TK (Theobaobinhthuan.com)
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng, mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Việc đào tạo nguồn nhân lực đã được tỉnh chỉ đạo...
Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng đón Tuần Du lịch Ninh Bình 2025: Đồng bộ-Chu đáo-Ấn tượng
Dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng chủ yếu là Lô Lô đen với gần 3.000 người, chiếm 0,54% dân số toàn tỉnh và chiếm 59% tổng số người Lô Lô ở Việt Nam. Người Lô Lô đen sinh sống tập trung...
Ở một đất nước xa xôi hay bất cứ tỉnh, thành phố nào của Việt Nam, chỉ cần vài thao tác trên mạng xã hội, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm, liên hệ đặt phòng homestay và sắp...
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây...
Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu (tỉnh Sơn La) hôm nay là...
Ẩn mình giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ làm say lòng du khách trong nước mà còn khiến các du khách quốc tế trầm trồ trước...
Không chỉ là không gian trưng bày nhiều hiện vật đa dạng, sinh động về văn hóa và con người Bạc Liêu qua nhiều thời kỳ, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu còn mang hơi thở của văn hóa cộng...
Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Quỳnh Sơn nằm trên địa bàn xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 1B. Đây...
Năm 2025, Đồng Nai dự kiến sẽ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3,4 ngàn tỷ đồng, tăng trên 41% so với năm 2024.