Cập nhật:  GMT+7

Vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển khai thực hiện, từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tạo động lực để đồng bào DTTS&MN của tỉnh, trong đó có huyện Thanh Sơn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

“Lực cản” tiến độ giải ngân

Nhìn lại hơn nửa chặng đường của giai đoạn 1, việc thực hiện quyết sách quan trọng này trên địa bàn tỉnh đã đem lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Chương trình đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS&MN cả về hạ tầng KT-XH, nhận thức của người dân, trình độ, năng lực sản xuất. Người dân vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh có ý thức chăm lo cho đời sống của cá nhân, gia đình, kinh tế phát triển, thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao, văn hóa đặc trưng vùng miền tiếp tục được phát huy, giữ vững, giá trị sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm sau đều thấp hơn năm trước, khoảng cách kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào vùng DTTS&MN so với các vùng khác ngày càng thu hẹp. Địa bàn đã xuất hiện một số điểm sáng trong phát triển KT- XH, gìn giữ và phát triển văn hóa.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình MTTQ 1719 cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn. Từ năm 2022 đến hết năm 2024 tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ thực hiện Chương trình 1719 là trên 1.200 tỷ đồng, đã thực hiện giải ngân gần 744 tỷ đồng. Có thể thấy, tiến độ giải ngân nguồn vốn còn chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện Chương trình 1719.

Việc giải ngân chậm nguồn vốn của Chương trình MTTQ 1719 trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do khó khăn, vướng mắc về cơ chế hướng dẫn thực hiện. Chương trình đã triển khai thực hiện được 3 năm nhưng đến nay cơ chế hướng dẫn vẫn còn một số nội dung vướng mắc, chưa được tháo gỡ cụ thể rõ ràng. Từ thực tiễn triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần còn nhiều vướng mắc phát sinh chưa có trong hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Một số quy định của Luật Đấu thầu với quy trình thủ tục phát sinh kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Ngoài ra, cơ chế phân bổ kinh phí sự nghiệp của Chương trình còn bất cập, không giao tổng kinh phí cho cả giai đoạn 2021-2025, mà giao hàng năm chi tiết đến từng dự án, nội dung nên các địa phương rất khó để thực hiện cũng cân đối bố trí vốn đối ứng.

Ngoài ra, điều kiện đặc thù, quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương còn khó khăn cũng làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn của Chương trình còn chậm. Trên thực tế, đối tượng thụ hưởng một số dự án, nội dung thành phần của Chương trình còn chồng chéo hoặc đã được hưởng hỗ trợ từ các chương trình, chính sách khác nên đến khi được phân bổ nguồn vốn thiếu hoặc không còn đối tượng để giải ngân theo kế hoạch. Bên cạnh đó, một số đơn vị cấp huyện trong quá trình rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng còn thiếu chính xác; xác định nhu cầu đối với nguồn vốn đầu tư phát triển chưa phù hợp với thực tiễn triển khai... gây khó khăn trong giải ngân nguồn vốn.

Đồng chí Đỗ Thị Phương Hoa - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Thanh Sơn chia sẻ: “Đến nay chưa có quy định về việc phân định xã miền núi, trung du, miền núi, đồng bằng gây khó khăn lớn cho huyện trong quá trình tổ chức thực hiện một số chính sách liên quan đến quy định về địa bàn. Việc thu thập thông tin, xác định vùng địa bàn DTTS&MN gặp vướng mắc do chưa có chi tiêu cụ thể từ hệ thống thống kê cấp Trung ương đến cơ sở... gây khó khăn triển khai thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình, làm chậm tiến độ giải ngân vốn”.

Chậm giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG 1719 làm cho tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án chưa đảm bảo kế hoạch, đặt ra yêu cầu tỉnh, ngành, địa phương tiếp tục bám sát định hướng, hướng dẫn cấp trên, căn cứ tình hình thực tế từng bước gỡ khó.

Vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tại địa bàn huyện Yên Lập.

Nỗ lực gỡ khó

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các nguồn lực vào cuộc sống, tạo sức bật phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS&MN, nhiều giải pháp đã được tỉnh triển khai. Tỉnh đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo để các ngành liên quan, địa phương tổ chức thực hiện. Song hành với đó, chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn, khảo sát thực tế để nắm chắc tình hình khó khăn, vướng mắc, kịp thời cùng các địa phương gỡ khó đảm bảo chính sách được triển khai đúng đối tượng thụ hưởng, không để bỏ sót đối tượng. UBND tỉnh cũng đã tổ chức các hội nghị đánh giá, cho ý kiến giải quyết khó khăn, vướng mắc thực hiện Chương trình MTTQ 1719 trên địa bàn...

Đặc biệt, việc kịp thời triển khai Nghị quyết 111/2024/QH15 của Quốc hội ngày 18/01/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG thông quan việc UBND tỉnh báo cáo, tham mưu HĐND tỉnh ban hành nghị quyết điều chỉnh nguồn vốn đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình, tỉnh tập trung hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên theo địa bàn, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng KT-XH và các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất tại vùng đồng bào DTTS&MN.

Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tham mưu triển khai tốt các Nghị quyết của HĐND tỉnh, văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh có liên quan đến công tác dân tộc. Đồng chí Lê Tiến Quân - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Ban tiếp tục tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS&MN, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền gắn với kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút, vận động đồng bào các dân tộc tham gia vào các quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án...”.

Tỉnh cũng đề xuất Trung ương, bộ, ngành liên quan sớm sửa đổi, bổ sung Quyết định 1719/QĐ-TTg để các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần được thuận lợi. Đồng thời, rà soát kịp thời, sửa đổi, bổ sung, thay thế các quyết định, nghị định, thông tư bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật “rõ đối tượng, rõ nội dung, rõ định mức, rõ quy trình thanh quyết toán, phù hợp điều kiện thực tế” triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình trên. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các địa phương có đủ căn cứ triển khai.

Lệ Oanh


Lệ Oanh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị
2025-02-07 10:03:00

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa
2025-02-06 11:00:00

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín
2025-02-05 14:27:00

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình...

Vui Tết Mường

Vui Tết Mường
2025-01-31 08:35:00

baophutho.vn Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều...

Nắng ấm bản Mông 

Nắng ấm bản Mông 
2025-01-29 15:44:00

baophutho.vn Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu...

Độc đáo bản sắc người Dao

Độc đáo bản sắc người Dao
2025-01-28 09:00:00

baophutho.vn Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản...

Cây nêu ngày Tết

Cây nêu ngày Tết
2025-01-27 16:56:00

baophutho.vn Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết...

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Sắc đỏ đón mùa Xuân
2025-01-27 12:41:00

baophutho.vn Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long