{title}
{publish}
{head}
Trong hai phiên họp và thảo luận, đoàn Việt Nam đã đóng góp những tham luận và phát biểu thiết thực, nêu bật các bước đi cụ thể mà các Nghị viện có thể thực hiện để thúc đẩy các mục tiêu SDG.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên thảo luận.
Từ ngày 16-18/7, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Diễn đàn Nghị viện thuộc Diễn đàn Chính trị Cấp cao Liên hợp quốc (HLPF) đã tiến hành phiên họp về các mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Vũ Hải Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự diễn đàn.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Diễn đàn Nghị viện năm nay tập trung vào hai mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đang được xem xét tại HLPF, cụ thể là SDG-16 về hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh và SDG-13 về biến đổi khí hậu.
Trong hai phiên họp và thảo luận, đoàn Việt Nam đã đóng góp những tham luận và phát biểu thiết thực, nêu bật các bước đi cụ thể mà các Nghị viện có thể thực hiện để thúc đẩy các mục tiêu SDG.
Với chủ đề “Đầu tư cho các nghị viện là các cơ chế quản trị quan trọng,” đại diện Việt Nam đánh giá thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng, khiến cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc bị chậm lại, nhiều mục tiêu khó hoàn thành theo kế hoạch đề ra.
Trong bối cảnh đó, việc quan tâm thúc đẩy vai trò của các nghị viện - cơ chế quản trị quan trọng gắn với Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) số 16 có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường hành động của các nghị viện của mỗi quốc gia, đồng thời phối hợp, chung tay với cộng đồng quốc tế hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 và Chiến lược hành động của IPU vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Tại phiên thảo luận về chủ đề “Tăng cường thích ứng và tài chính khí hậu vì một thế giới bền vững và tự cường,” đoàn Việt Nam nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức đứng đầu trong những thách thức lớn nhất đối với toàn cầu, là vấn đề nghiêm trọng với nhân loại, và thậm chí có những tác động mang tính sống còn đối với một số quốc gia và nhiều cộng đồng trên thế giới.
Là một quốc gia đang phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia vào các thỏa thuận, cam kết của khu vực và quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế xanh, bền vững, hướng tới phát thải ròng bằng 0 như đã cam kết tại COP26.
Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, đoàn Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần coi đây là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển của mỗi quốc gia, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi tổ chức và cá nhân; tăng cường hợp tác trên cơ sở nguyên tắc công bằng, trách nhiệm giữa các quốc gia với sự hỗ trợ và tham gia hiệu quả của các cơ chế hợp tác và tổ chức quốc tế, nhằm kết nối, bổ sung nguồn lực, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính; tăng cường công tác lập pháp nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế đã được các quốc gia nhất trí tại các Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc và các Hội nghị quốc tế liên quan...
Diễn đàn Nghị viện tại Diễn đàn Chính trị cấp cao Liên hợp quốc (HLPF) được thiết kế để kết nối các nghị sỹ tham gia đánh giá nỗ lực hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) ở cấp độ toàn cầu.
Được xem như một Sự kiện đặc biệt của phiên họp HLPF hàng năm, Diễn đàn Nghị viện là cơ hội để Nghị viện giám sát hoạt động của Chính phủ cũng như trao đổi các phương thức lập pháp tốt nhất về phát triển bền vững từ các Nghị viện trên khắp thế giới.
Nguồn TTXVN
baophutho.vn Chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Ninh, Thường trực HĐNĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện,...
Tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức là cản trở lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, trong đó nghiệm trọng nhất là vấn nạn buôn bán ma túy, buôn bán...
Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Sao Vàng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để đồng chí Tổng Bí thư tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương...
Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao cách Lào tiếp cận toàn diện về phát triển bền vững thông qua việc nhóm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững theo 6 trụ cột chuyển đổi.
Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.
Chủ tịch nước tin tưởng lực lượng cựu Thanh niên xung phong sẽ là "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai."
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm với chủ đề "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của Ngoại giao cách...
Chiều 13/7, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia theo lời mời của...
Chủ tịch nước Tô Lâm vui mừng được gặp những người đồng chí anh em, trân trọng sự hỗ trợ và tình cảm quý báu các đồng chí nguyên Lãnh đạo cấp cao của Lào dành cho Việt Nam.
Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm kể từ khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Malaysia là đối tác quan trọng của Việt Nam, nhất là về thương mại, đầu tư; các doanh nghiệp Malaysia ngày càng tham gia đầu tư nhiều và...