Cập nhật:  GMT+7

Xây cơ nghiệp dưới chân núi Cháy

Sở hữu 7ha vườn đồi dưới chân núi Cháy, gia đình anh Ngô Văn Khánh ở khu Tiên Sơn, xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê không chỉ khai thác tài nguyên rừng trồng mà còn tranh thủ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi đây để phát triển chăn nuôi gà thả đồi. Từ hộ khó khăn, nhờ chăm chỉ làm ăn, chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức về chăn nuôi, đến nay vợ chồng anh đã xây dựng cơ nghiệp vững chắc, trở thành “triệu phú vùng đồi”.

Xây cơ nghiệp dưới chân núi Cháy

Gà được nuôi theo hình thức thả rông, nên ít dịch bệnh, sinh trưởng đều.

Nằm cách trung tâm xã chừng 7km, đường vào khu Tiên Sơn nay đã thuận lợi hơn trước. Người dân trong khu đã đồng lòng đóng góp công sức và tiền của để cùng Nhà nước bê tông hoá tuyến đường vào tận chân núi Cháy, thay thế con đường mòn trước đây. Kể từ khi có đường mở rộng, việc làm ăn của bà con nơi đây thuận lợi hơn trước, kinh tế bớt phần vất vả, sản phẩm làm ra tiêu thụ dễ dàng vì có thương lái vào tận nhà thu mua. Trang trại chăn nuôi gà thả đồi của gia đình anh Khánh nhờ thế cũng phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây.

Sau khi rót chén trà mời khách, anh Khánh dẫn chúng tôi đi thăm quan khu vực chăn nuôi rộng rãi được xây dựng gọn gàng, thoáng đãng. Từ những ô chuồng thắp điện sáng dành cho gà úm, gà nhỡ đến gà thịt chuẩn bị xuất bán được phân chia theo từng khu riêng biệt thuận tiện trong việc nuôi gối đàn. Khoát tay chỉ về hướng núi Cháy - nơi đàn gà mía chuẩn bị xuất bán, anh Khánh kể: “5 năm trước, nghề nuôi gà ở đây vẫn mang tính tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch, nên khó kiểm soát hết dịch bệnh, thụ động về con giống, nhất là đầu ra thiếu ổn định, giá cả bấp bênh.

Trước thực tế đó, tôi cũng trăn trở nếu cứ tiếp tục như vậy thì nghề nuôi gà khó có cơ hội phát triển bền vững. Vì thế, tháng 5/2019, tôi cùng bàn bạc với 12 hộ chăn nuôi khác trong khu quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) gà đồi Tiên Sơn. Từ đó, góp phần thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang hướng sản xuất liên kết, nhằm nâng cao giá trị và thu nhập cho các hộ thành viên”.

Trở thành Giám đốc HTX, anh Khánh đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ thành viên cùng góp vốn kết hợp vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng trên 5.000m2 chuồng trại với kinh phí hàng tỷ đồng để phát triển đàn gà thịt và đàn gà đẻ trứng cung cấp cho thị trường. Để đàn gà sinh trưởng tốt, ít dịch bệnh, tất cả thành viên HTX được trang bị kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học.

Quá trình nuôi, HTX sử dụng các loại thức ăn trong danh mục cho phép, sử dụng đệm lót sinh học để tạo ra môi trường sống tốt nhất cho đàn gà, đồng thời hạn chế mùi hôi, giảm lượng chất thải ngấm ra môi trường. Do luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi từ con giống đầu vào, vệ sinh chuồng trại đến xử lý chất thải đúng quy định, nên đàn gà sinh trưởng tốt 4,5 tháng là có thể xuất bán.

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đến nay nhiều hộ thành viên của HTX đã có thu nhập ổn định và tăng trưởng hàng năm từ nghề chăn nuôi gà. Điển hình là hộ anh Khánh, trước khi tham gia HTX chỉ nuôi vài nghìn con mỗi lứa, đến nay quy mô mở rộng lên trên 10.000 con, mỗi năm xuất bán từ 40-50 tấn gà thịt. Trừ chi phí gia đình anh thu lãi 700-750 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Khánh còn tích cực hỗ trợ, chia sẻ với các hộ thành viên từ kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh đến khâu tiêu thụ.

Xây cơ nghiệp dưới chân núi Cháy

Mỗi năm gia đình anh Ngô Văn Khánh nuôi hơn 10.000 gà mía, trừ chi phí thu lãi từ 700-750 triệu đồng.

HTX hiện duy trì tổng đàn gà với gần 70.000 con, chủ yếu là gà thịt. Sản phẩm gà thịt của HTX được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ tại các tỉnh, thành phía Bắc, trong đó có thành phố Hà Nội. Việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình HTX bước đầu đã giúp các thành viên liên kết chặt chẽ hơn trong chăn nuôi, cùng nhau chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, từ đó tạo việc làm bền vững cho 15-20 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, anh Ngô Văn Khánh sẽ cùng với các thành viên HTX tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhằm nâng cao doanh thu cho HTX, thu nhập cho các hộ thành viên, giữ vững thương hiệu gà đồi Tiên Sơn, phấn đấu sớm được công nhận là sản phẩm OCOP của địa phương.

Hồng Nhung


Hồng Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững
2024-10-09 09:37:00

baophutho.vn Thời gian qua, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp nhằm tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản. Trong đó, xây dựng vùng sản...

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
2024-10-09 08:36:00

baophutho.vn Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát...

Giữ nghề truyền thống, giảm nghèo bền vững

Giữ nghề truyền thống, giảm nghèo bền vững
2024-10-08 10:13:00

baophutho.vn “Ly nông không ly hương”. Đó là tinh thần của nhiều thanh niên Đất Tổ hiện nay. Thay vì rời quê hương để lập nghiệp ở nơi khác, họ chọn ở lại,...

Tăng thu nhập cho người dân

Tăng thu nhập cho người dân
2024-10-08 09:17:00

baophutho.vn Những năm qua, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phát triển đa dạng ngành nghề nông...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long