![](http://c.baophutho.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.
Các đại biểu chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra ở Paris, Pháp ngày 11/2/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 11/2, đã có tổng cộng 61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo (AI) “mở, toàn diện và đạo đức” tại hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra tại Pháp.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn tuyên bố từ Điện Elysee cho biết hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Grand Palais ở Paris, nơi 61 quốc gia, trong đó có Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc, đã đạt được sự đồng thuận về các nguyên tắc trên.
Tuy nhiên, đáng chú ý Mỹ và Anh đã không ký tuyên bố cuối cùng của hội nghị, với lý do lợi ích quốc gia và lo ngại về quy định.
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.
Tuyên bố nêu bật nhu cầu nâng cao nhận thức về tác động của AI với thị trường lao động và thúc đẩy các công nghệ định hình tích cực tương lai của ngành.
Các bên ký kết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp trong quản lý AI và ngăn chặn tình trạng độc quyền thị trường để AI dễ tiếp cận hơn, nêu bật nhu cầu phải đạt tiến triển trong đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy của AI, nêu rõ AI “bền vững” với xã hội và thế giới phải là ưu tiên hàng đầu.
Dù Mỹ không ký tuyên bố chung, nhưng phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới và các giám đốc điều hành công nghệ, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khẳng định Washington vẫn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế về AI, dù cảnh báo các khuôn khổ quản trị quốc tế “phải thúc đẩy đổi mới thay vì kìm hãm AI”.
Nguồn TTXVN
PGS-TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và PGS-TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) được trao Giải thưởng...
baophutho.vn Ra mắt vào tháng 11/2024, phần mềm chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được đánh giá sẽ giúp ích rất lớn...
Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013...
Trong một thông báo, Chính phủ Nhật Bản nhắc lại chỉ thị không sử dụng AI tạo sinh cho các công việc sử dụng thông tin mật và phải đánh giá các rủi ro khi sử dụng AI tạo sinh...
Thêm một quốc gia đưa ra lệnh cấm DeepSeek do lo ngại an ninh từ startup AI Trung Quốc.
Ngày 4/2, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google của Mỹ với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.
Apple - nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone - công bố kết quả doanh thu quý 1 của năm tài chính 2025 (kết thúc vào ngày 28/12/2024) với tổng doanh thu tăng 4%, vượt qua...
Meta đồng ý chi 25 triệu USD để dàn xếp vụ kiện do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi kiện, liên quan đến quyết định đình chỉ tài khoản của ông vào năm 2021.
Bệnh nhân ung thư máu tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng và được dùng thuốc "Utzhefra" theo hai liều vào ngày 12 và 13/12 mà không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng.
Cho đến nay, ByteDance vẫn từ chối bán lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ và cho biết đang lên kế hoạch cho nhiều kịch bản khác nhau.
baophutho.vn Ngày 15/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14 - khóa IV, tổng kết công tác...