
{title}
{publish}
{head}
Hiện nay vẫn đang là thời điểm bệnh cảm cúm lưu hành mạnh trong năm. Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra và có thể được điều trị kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền.
Theo Y học cổ truyền, cảm cúm hay cảm mạo là do “ngoại tà xâm nhập” (cảm mạo phong hàn, phong nhiệt) ảnh hưởng đến vệ khí của cơ thể.
1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh cảm cúm?
Có 3 nguyên nhân gây ra cảm cúm bao gồm:
Ngoại nhân (yếu tố bên ngoài): Do các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt tà thịnh xâm nhập vào trong cơ thể khi tấu lý lỏng lẻo, chính khí suy yếu.
Nội nhân (yếu tố bên trong): Chính khí cơ thể suy nhược (người có khí huyết, tạng phủ suy nhược, vệ khí hư). Người lao lực, căng thẳng quá độ làm tổn thương phế tỳ tạng mà ảnh hưởng chính khí, cân bằng âm dương cơ thể.
Bất nội ngoại nhân: Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, ẩm thực bất tiết...
Cơ chế gây ra cảm cúm theo Y học cổ truyền liên quan đến sự tương tác giữa tà khí (ngoại tà) và chính khí. Khi chính khí cơ thể mạnh, ngoại tà xâm nhập thì cơ thể vẫn có thể đẩy lùi bệnh. Nhưng chính khí cơ thể suy yếu thì tà khí xâm nhập sâu vào bên trong, làm tổn thương tạng phủ (phế - tỳ) dẫn đến các triệu chứng dần nặng hơn.
2. Bài thuốc trị cảm cúm theo thể bệnh
Điều trị cảm cúm theo Y học cổ truyền thường được chia làm 2 thể chính:
2.1 Cảm cúm thể phong hàn
Triệu chứng: Sốt nhẹ, ớn lạnh, không ra mồ hôi, nghẹt mũi, ho có đờm loãng, đau đầu.
Pháp trị: Giải biểu, khu phong, tán hàn, điều hòa dinh vệ khí.
Bài thuốc thường sử dụng:
Bài 1- Quế chi thang: Gồm quế chi 12g, bạch thược 12g, sinh khương 12g, cam thảo (chích thảo) 06g, đại táo 3 trái. Sắc với 1 lít nước, còn 600ml, lọc bỏ bã, uống thuốc lúc còn nóng, uống xong một lúc, ăn 1 chén cháo loãng nóng để tăng thêm tác dụng giải biểu, phát hãn của thuốc, đắp ấm lại, đợi một lúc cho toàn thân ra mồ hôi dâm dấp là tốt.
Bài 2 - Ma hoàng thang: Gồm ma hoàng 12g, quế chi 08g, hạnh nhân 12g, chích thảo 04g. Sắc ma hoàng trước với 1.5 lít nước, còn 600ml, vớt bỏ bọt, thêm 3 vị thuốc còn lại vào nấu cùng còn lại 200ml, uống ấm.
2.2 Cảm cúm thể phong nhiệt
Triệu chứng: Sốt cao, khát nước, đau họng, ho khan, đờm vàng đặc, chảy nước mũi vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.
Pháp trị: Giải biểu, khu phong, thanh nhiệt, điều hòa dinh vệ khí.
Bài thuốc thường sử dụng
Bài 1 - Ngân kiều giải độc thang: Gồm liên kiều 12g, cát cánh 12g, trúc diệp 08g, kinh giới 06g, đạm đậu xị 12g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, bạc hà 08g, cam thảo 06g. Sắc 01 thang chia làm 2 lần uống sáng – chiều.
Bài 2 - Tang cúc ẩm: Gồm tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, bạc hà 04g, cúc hoa 12g, cát cánh 08g, liên kiều 12g, lô căn 12g, cam thảo 04g. Sắc 01 thang chia làm 2 lần uống sáng – chiều.
3. Phương pháp phòng ngừa bệnh
3.1 Phòng ngừa cảm cúm theo Y học hiện đại
Tiêm vaccine: Tiêm phòng cúm hàng năm giúp bảo vệ cơ thể tránh nguy cơ lây nhiễm.
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung vitamin C, D và các chất khoáng quan trọng như kẽm, sắt.
Luyện tập thể dục: Tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, virus.
Ngủ đủ giấc: Hạn chế stress và đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
3.2 Phòng ngừa cảm cúm theo Y học cổ truyền
Thực dưỡng: Sử dụng các món ăn nhưng cũng là bài thuốc phòng ngừa cảm cúm như cháo hành tía tô, canh gừng, hành tỏi, súp gà bổ phế...
Các biện pháp không dùng thuốc: Xông giải cảm, châm cứu, bấm huyệt.
Tập luyện dưỡng sinh, thái cực quyền: Tăng cường lưu thông máu, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
baophutho.vn Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc...
Khi bị viêm phổi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe.
Tham khảo một số loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh hoặc cúm, giúp người ốm cảm thấy khỏe hơn và phục hồi nhanh hơn.
Sẹo mụn có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc phải không tự tin trong công việc, cuộc sống. Vậy làm thế nào để điều trị sẹo mụn hiệu quả?
Tên Latin của sô cô la có nghĩa là ’thức ăn của các vị thần' và một số lợi ích sức khỏe chính khiến sô cô la trở thành biểu tượng của ngày lễ tình nhân (Valentine’ Day).
Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhiều người không hề hay biết. Vậy những thói quen đó là gì?
baophutho.vn Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cho biết, các bác sĩ vừa điều trị thành công một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển...
baophutho.vn Ngày 15/2, Sở Y tế phối hợp với Công đoàn ngành y tế tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2025 chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc...
baophutho.vn Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng...
Một số loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống trở thành nguồn gây viêm tiềm ẩn. Nếu ăn thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh tim, đái tháo đường...
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp (bảo vệ khớp) bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc và không hoạt động tốt như trước nữa, khiến cho các hoạt động đi lại trở nên khó khăn và đau...
Tại Việt Nam, năm 2024 cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.