{title}
{publish}
{head}
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý giá, luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động, sản xuất của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh trong quá khứ cũng như hiện tại. Các loại hình nghệ thuật được sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất, trước hết phục vụ cho nhu cầu giải trí, sau là để cảm tạ thần linh đã phù hộ cho cộng đồng trong một năm có được nhiều may mắn, sức khỏe và mùa màng bội thu.
Các nghệ nhân Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo trình diễn hát dân ca và truyền dạy cho người dân.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một, khi thế hệ trẻ không quá mặn mà. Vì vậy, việc tổ chức các lớp truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các bài hát dân ca cổ truyền, cũng như các điệu múa, múa xoang truyền thống của dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Bên cạnh đó, góp phần cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc người Xơ Đăng; huy động sức mạnh của các tập thể, cá nhân, nhất là cộng đồng dân tộc Xơ Đăng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các bài hát dân ca cổ và những điệu múa, bài múa xoang truyền thống của dân tộc Xơ Đăng được đồng bộ, hiệu quả.Trong quá trình truyền dạy, các nghệ nhân đã chọn lựa các bài hát dân ca cổ truyền tiêu biểu, các điệu múa, bài múa xoang truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, các bài hát dân ca được truyền dạy gồm: Cheo mừng năm mới - Cheo Hra hnam nia, Cheo lao động sản xuất - Cheo lam pek chiêng; Tinh tinh tình yêu nam nữ; Cheo mừng lúa mới...; các bài múa xoang gồm Bài gà gáy - iêu rong; xoang cúng máng nước (hnhon kleng tea); xoang cúng đâm trâu (hnhon ka pô)...Tại thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, các nghệ nhân truyền dạy các bài hát dân ca như Hát về Vi Rơ Ngheo, người dân Vi Rơ Ngheo đoàn kết như nước chảy, cheo lao động sản xuất, cheo khuyên bảo con cháu;... các bài múa xoang như bài ăn lúa mới, mừng nhà rông mới...
Nghệ nhân A Kluân truyền dạy hát dân ca Xơ Đăng cho bà con làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông.
Già A Chung, già làng thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông cho biết, khi đi làm trên nương, trên rẫy về mệt, người Xơ Đăng ở Vi Rơ Ngheo lại hát cho nhau nghe những bài hát dân ca để quên đi những mệt mỏi sau một ngày làm việc nặng nhọc. Thế nhưng giờ đây, trong thôn chỉ còn vài người già biết hát.“Mình vui lắm, việc mở lớp truyền dạy như thế này cho thấy Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền luôn quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Xơ Đăng mình. Các lớp truyền dạy sẽ giúp thế hệ trẻ của thôn hiểu được văn hóa của dân tộc mình, để những người trẻ sẽ học và tiếp tục lưu truyền trong tương lai. Đặc biệt, khi Vi Rơ Ngheo đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng, các loại hình nghệ thuật truyền thống sẽ được trình diễn với du khách trong và ngoài nước, giúp văn hóa người Xơ Đăng được biết đến rộng rãi hơn”, già A Chung vui mừng nói. Dự kiến, các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng sẽ diễn ra từ nay đến 22/11. Các lớp sẽ bế mạc khi những người tham gia lớp học có thể trình diễn được một số bài dân ca và điệu múa xoang truyền thống của dân tộc Xơ Đăng.
Dư Toán – Việt Cường (TTXVN)
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
baophutho.vn Là người có uy tín luôn được bà con yêu mến, tin tưởng, ông Nguyễn Văn Diên, sinh năm 1953, người dân tộc Mường ở khu 5, xã Giáp Lai, huyện...
Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh...
Nhạc Ngũ âm là nét riêng của cộng đồng dân tộc Khmer. Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ làm từ 5 loại chất...
baophutho.vn Bồi dưỡng kiến thức dân tộc là nội dung số 1, Tiểu dự án 2 (DA5) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Trở lại xã vùng cao Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi tới thăm nhà Nghệ nhân Ưu tú Chamaléa Âu bên dòng sông Do thơ mộng, trữ tình. Ông nêu gương sáng về người...
Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng, là thiết chế tự quản trong đời sống đồng bào DTTS. Việc phát huy tốt vai trò của hương ước, quy ước thôn bản góp phần điều chỉnh các...
baophutho.vn Thời gian qua, trên địa bàn huyện Yên Lập, hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm, mạng lưới thông tin được đảm bảo, phục vụ tích cực cho...
Nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ...
baophutho.vn Hội Phụ nữ huyện Yên Lập vừa tổ chức Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc...
baophutho.vn Ngày 7/11, tại huyện Thanh Sơn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện tổ chức Ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS)...