{title}
{publish}
{head}
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật này có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội).
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Báo cáo giải trình, tiếp thu về nội dung này trước khi Quốc hội bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án để đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.
Phương án 1: Quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau: Nhóm 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nhóm 2: Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Để bảo đảm dân chủ và trách nhiệm, ngày 18/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Có 355/487 đại biểu cho ý kiến, trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến) lựa chọn Phương án 1; có 38/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến) lựa chọn Phương án 2; có 7/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 1,97% đại biểu cho ý kiến) không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.
Căn cứ kết quả xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo Phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Biểu quyết riêng về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong phiên họp sáng nay có 456/470 đại biểu tán thành, 5 không tán thành và 6 không biểu quyết.
Quy định mức tham chiếu để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội
Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có ý kiến đề nghị cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và nghiên cứu thấu đáo tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc giải quyết phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ theo lộ trình phù hợp với thực tế, chưa đủ điều kiện bãi bỏ ngay mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới nên không có sự biến động, thay đổi lớn dẫn đến việc phải điều chỉnh ngay cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo, quy định về mức tham chiếu dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội nhằm dự liệu cho tình huống thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới khi bỏ mức lương cơ sở, tạo sự ổn định trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sau khi Quốc hội thông qua.
Bên cạnh đó, Điều 74 dự thảo Luật giao Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung bảo hiểm xã hội sẽ bị tác động khi áp dụng chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW để bảo đảm quyền lợi của người lao động. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội cho giữ quy định như dự thảo Luật.
Cũng theo bà Thúy Anh, có ý kiến đề nghị thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần yếu tố có tính chất quyết định đối với công thức tính lương hưu, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. Việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cần được có đánh giá toàn diện, tổng thể. Trong khi chưa đánh giá được tác động của việc thay đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo Luật.
Về cơ bản, dự thảo Luật đã có sự đồng thuận, thống nhất của Chính phủ và các cơ quan có liên quan, đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, bà Thúy Anh báo cáo Quốc hội.
Nguồn nhandan.vn
Dự báo cuối tuần này, miền Bắc lại đón khối không khi lạnh mạnh, gây rét diện rộng.
baophutho.vn Sáng 2/12, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh” năm 2024.
baophutho.vn Ngày 28/6, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Hanyang Digitech Vina (Khu công nghiệp Phú Hà) tổ chức Chương trình trao bò sinh...
baophutho.vn Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, UBND huyện Phù Ninh đã tổ chức thăm, tặng...
baophutho.vn Có ý kiến cho rằng “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Cuộc sống hiện...
baophutho.vn “...Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con...” - lời bài hát Cho con của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, phổ thơ Tuấn Dũng không chỉ là một câu trong...
baophutho.vn Mùa hè là thời điểm học sinh tạm xa trường lớp để có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tiếp sức tinh thần bước vào năm học mới. Nhằm tạo...
baophutho.vn Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời là dịp để các gia đình được giao...
Ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C; Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa to đến rất to.
baophutho.vn Ngày 27/6, Đoàn thị trấn Hạ Hòa tổ chức khánh thành Công trình thanh niên “Tuổi trẻ Đất Tổ chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử, văn...
baophutho.vn Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày 27/6, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị...
baophutho.vn Thức dậy từ 5h sáng, vợ chồng anh Đào Trung Kiên, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao mỗi người một việc, người lo chuẩn bị đồ ăn sáng, người lo kiểm...