{title}
{publish}
{head}
Sáng 12-11, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực y tế.
Siết chặt quản lý phòng khám tư nhân
Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long báo cáo, giải trình làm rõ một số vấn đề liên quan được các đại biểu Quốc hội nêu. Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Tuy nhiên, vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận, như chưa khắc phục được triệt để tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, chậm xử lý một số dự án, vướng mắc, bất cập trong quản lý thực phẩm chức năng, phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành y tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, cơ quan địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ trân trọng đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương các cấp tiếp tục quan tâm, đóng góp ý kiến, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tích cực xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra, để ngành y tế không đơn độc trong thực hiện sứ mệnh quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Trước đó, trả lời chất vấn các đại biểu liên quan đến quản lý các phòng khám đa khoa tư nhân sau khi bị xử lý vi phạm hành chính, sau đó chuyển sang hình thức khác để hoạt động, không đáp ứng yêu cầu tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, mỗi cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được cấp một giấy phép hoạt động duy nhất.
Đây là căn cứ để hành nghề và phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực. Trong đó, các điều kiện về nhân lực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải có số lượng người làm việc toàn thời gian, người hành nghề phải có đăng ký hành nghề và phải đáp ứng các điều kiện như không được hành nghề tại hai cơ sở trong cùng một thời gian.
Bộ trưởng cho biết, nếu người hành nghề đã làm toàn thời gian tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khi cơ sở đó bị đình chỉ, người này không thể làm ngay cho một cơ sở khác, mà phải chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ sở vừa mới có vi phạm. Thực tiễn những năm vừa qua cho thấy, có một số cơ sở bị đình chỉ thường gắn với lỗi của người chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
“Do vậy, khi vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm, người chịu trách nhiệm chuyên môn chính có thể bị tước giấy phép hành nghề, nên để hoạt động được ngay cũng phải có một thời gian để thực hiện theo quy định và đáp ứng được các yêu cầu mới được cấp lại giấy phép”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.
Liên quan đến quản lý tình trạng “mua - bán thuốc không cần kê đơn” đại biểu Hồ Thị Minh (tỉnh Quảng Trị) nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, người chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn dược của cơ sở kinh doanh nói chung và của cơ sở bán lẻ nói riêng, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về mọi hoạt động chuyên môn của cơ sở. Các văn bản quy phạm pháp luật về dược đã quy định chặt chẽ để đảm bảo người chịu trách nhiệm chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình...
Chia sẻ về một lần “thử” mua thuốc thuộc phạm vi thuốc kê đơn tại cửa hàng thuốc gần nhà nhưng người bán nói “cần có đơn mới bán được”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, các sở y tế đã tăng cường công tác giám sát, quản lý đối với các cơ sở bán lẻ và hoạt động này ngày càng chặt chẽ hơn.
Bộ Y tế cũng đã triển khai quy chế hệ thống kê đơn điện tử quốc gia. Đây là hệ thống quản lý thống nhất trên toàn quốc, giúp cho các cơ sở y tế, nhà thuốc kê đơn quản lý đơn thuốc, giám sát hoạt động bán thuốc theo quy trình minh bạch. Hệ thống này yêu cầu tất cả các nhà thuốc phải cập nhật thông tin mỗi khi phát hành hoặc bán thuốc theo đơn và liên kết chặt chẽ với các cơ sở y tế để kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc này.
“Nếu sai lệch, các cơ sở không tuân thủ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về dược”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Trả lời chất vấn về chế độ, chính sách với cán bộ y tế hy sinh khi phòng, chống dịch bệnh, thiên tai..., Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để triển khai thực hiện chế độ, chính sách với lực lượng này, về thẩm quyền, Bộ Y tế đã trình Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Y tế có hình thức khen thưởng theo đúng quy định.
Về việc thực hiện công nhận là liệt sĩ, Bộ Y tế cũng đã đề xuất với các cấp, bộ ngành liên quan bởi để công nhận liệt sĩ phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của Pháp lệnh người có công và Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay, các điều kiện này còn chưa đáp ứng đủ để công nhận liệt sĩ. "Đây là sự hy sinh rất thiệt thòi của cán bộ ngành Y tế trong vai trò của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, thiên tai, đặc biệt với nguy cơ dịch bệnh, thảm họa có nguy cơ, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là nguyện vọng của lực lượng y tế mong muốn được giải quyết", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.
Triển khai 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với 41 đại biểu chất vấn và 8 lượt đại biểu tranh luận.
Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ.
Trong đó tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị quyết số 99 ngày 24-6-2023 của Quốc hội giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức mua sắm, dự trữ thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, sẵn sàng cấp phát, hỗ trợ các đơn vị, địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc nội dung chất vấn về lĩnh vực y tế. Ảnh: Quochoi.vn
Hoàn thiện quy trình thẩm định, cấp giấy phép theo hướng tinh gọn, minh bạch và rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý nhân sự, thực hiện công tác quản lý nhà nước và huy động sự tham gia hiệu quả của Hội nghề nghiệp công tác này. Trong năm 2024, thực hiện phân cấp thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Tập trung triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm thuốc, vắc xin, thiết bị y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và phát triển công nghiệp dược. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nhất là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu biết đúng thực phẩm chức năng.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị khẩn trương nghiên cứu báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý và phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và thuốc lá mới khác...
Nguồn hanoimoi
baophutho.vn Chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Ninh, Thường trực HĐNĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện,...
baophutho.vn Ngày 14/11, đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy,...
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh...
Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11 - 13/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn...
Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu...
Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước... và...
Trong phiên buổi sáng, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
baophutho.vn Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước...
baophutho.vn Sáng 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo...
Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ Hai để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024-2025 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng...
baophutho.vn Sáng 30/10, HĐND thành phố Việt Trì khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Bảy. Đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV...
Chính phủ cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sự phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cắt giảm,...