{title}
{publish}
{head}
Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi học sinh sẽ có định hướng riêng cho mình là học nghề hay học đại học, cao đẳng. Tuy nhiên hiện nay, học đại học vẫn là một lựa chọn tương đối phổ biến. Vì vậy, việc chọn trường, chọn ngành nghề luôn là những vấn đề được các học sinh cũng như phụ huynh băn khoăn hơn cả trong mỗi mùa tuyển sinh.
Thí sinh được tư vấn 1-1 để nắm thông tin về đơn vị đào tạo trong Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024. Ảnh: Khánh Hà
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 18 đến 17h ngày 30/7, các thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp trên hệ thống để thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Những thí sinh đã được trường đại học thông báo trúng tuyển sớm vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xét tuyển và công nhận trúng tuyển. Thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức khi có đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tốt nghiệp THPT. Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng và việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần.
Có nhiều em đã định hướng được nghề nghiệp mình muốn theo học nhưng vẫn còn rất nhiều em mông lung giữa vô vàn ngành nghề hiện nay. Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT của con gái, hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hải ở xã Tiên Phú, Phù Ninh liên tục cập nhật các thông tin về công tác tuyển sinh của một số trường có ngành học mà cô con gái muốn đăng ký theo học.
Anh Hải cho biết: “Con gái muốn theo học ngành Điều dưỡng, vì vậy vợ chồng tôi đã tìm hiểu về ngành, về điểm chuẩn vài năm gần đây của các trường: Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Hùng Vương, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương... để đăng ký nguyện vọng cho cháu. Vợ tôi và con gái đã cùng bàn bạc, tham khảo ý kiến của cán bộ các nhà trường để được tư vấn cặn kẽ cách lựa chọn, sắp xếp nguyện vọng tối ưu vào trường, vào ngành phù hợp trước khi chốt nguyện vọng đăng ký xét tuyển”.
Còn gia đình chị Phùng Thị Lan, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì thì đang có sự bất đồng giữa con gái và bố mẹ. Bởi vì con gái chị Lan thì thích học sư phạm Sử, nhưng vợ chồng chị lại muốn con học ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cháu Dung con gái chị Lan bày tỏ nguyện vọng: “Cháu thích môn Lịch sử, từ khi học chuyên Sử ở Trường THPT chuyên Hùng Vương là cháu đã mơ ước sau này trở thành cô giáo dạy Sử rồi. Vì cháu cũng muốn như cô giáo của cháu, làm cho các em học sinh hiểu rõ giá trị các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, truyền cảm hứng muốn học môn Lịch sử để hiểu sâu thêm về đất nước, con người Việt Nam. Nhưng bố mẹ cháu lại khuyên cháu học Luật để sau này sẽ có nhiều cơ hội làm việc hơn. Cháu đang rất phân vân”.
Thực tế cho thấy không ít học sinh dù có tư duy và quan điểm rõ ràng về ngành nghề nhưng vẫn chấp nhận đăng ký vào ngành học mà bố mẹ đã định hướng, để rồi sau đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.
Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hùng Vương tư vấn tuyển sinh cho học sinh trên địa bàn huyện Lâm Thao. Ảnh: Anh Thơ
Chọn ngành học theo số đông bạn bè, chạy theo ngành hot, ngành thời thượng hay đăng ký nguyện vọng theo mong muốn của gia đình... dẫn đến chọn nguyện vọng không chuẩn xác, đánh mất cơ hội trúng tuyển đúng ngành yêu thích, đúng nghề đam mê. Chắc chắn không thí sinh nào muốn điều này sẽ xảy ra với mình.
Hằng năm, theo nhiều nguồn thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhiều thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng, chọn ngành nghề nhưng không biết chắc chắn có phù hợp với bản thân mình hoặc mình yêu thích hay không, sau này sẽ làm nghề gì.
Việc chọn ngành, chọn nghề không đúng sở trường sẽ khiến sinh viên vất vả khi học tập. Phần đông sinh viên phát hiện đã chọn sai nghề thường rơi vào năm thứ hai hoặc năm thứ ba, khi đó rơi vào trạng thái khá loay hoay, không tìm được hướng ra.
Một số sinh viên chán nản thì bỏ học hoặc chuyển ngành, thi lại; sinh viên nào cố gắng hoàn thành xong chương trình học thì sau khi ra trường cũng khó trụ và phát huy tốt nhất thế mạnh bản thân ở vị trí công việc hoặc buộc phải làm việc trái với nghề đã học.
Nhận định khi tìm hiểu ngành học qua tư vấn của cha mẹ, thầy cô giáo hay các tờ rơi, website... mà không có trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ không nắm rõ hết các thông tin ngành, nghề mà mình sẽ chọn. Điều này dẫn đến tâm lý mơ hồ, thất vọng với ngành học sau khi bước vào học chính thức.
Việc định hướng ngành nghề sớm với học sinh có vai trò rất quan trọng, qua đó giúp các em hiểu được năng lực, sở thích và đam mê, để từ đó theo đuổi ước mơ nhằm lập thân, lập nghiệp, tránh “đi lạc, ngồi nhầm lớp, nhầm chỗ”.
Để có thể giải quyết vấn đề trên, cần có sự phối hợp giữa học sinh, sinh viên, phụ huynh, các cơ sở giáo dục trong quá trình hướng nghiệp cho các em. Mới đây, ngày 20/7, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Báo Tuổi trẻ tổ chức Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 quy mô trên cả nước. Đã có hàng nghìn lượt phụ huynh, học sinh tới tham dự. Bởi đa số các thí sinh đây là lần đầu tiên tham gia công tác xét tuyển, vì vậy vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, còn nhiều thắc mắc muốn được các chuyên gia tư vấn.
Tại chương trình, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện các trường đại học thuộc các khối ngành, lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau đã trực tiếp tư vấn cho thí sinh về những điểm cần lưu ý trong công tác tuyển sinh đồng thời giải đáp trực tiếp các câu hỏi của thí sinh, phụ huynh đặt ra.
Bên cạnh đó, thí sinh và phụ huynh còn có thể tìm kiếm, tham khảo thông tin tuyển sinh từ đại diện các cơ sở giáo dục ở hơn 150 gian tư vấn của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Đây là cơ hội để thí sinh, phụ huynh có thêm thông tin về sự đa dạng của các ngành nghề đào tạo cũng như đặc thù đào tạo của các trường, tìm hiểu các thông tin cụ thể hơn liên quan đến từng ngành nghề đào tạo như chương trình, học phí, học bổng, điều kiện ký túc xá, cơ hội việc làm...
Việc tư vấn, chia sẻ với học sinh những thông tin cần thiết, chính xác nhất về định hướng nghề nghiệp được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong tương lai. Khi có định hướng đúng đắn, mỗi cá nhân sẽ phát huy được khả năng để tiếp cận công việc, tự tin và đạt hiệu quả cao trong công việc mình đã lựa chọn.
Phạm Kim
baophutho.vn Chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Ninh, Thường trực HĐNĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện,...
baophutho.vn Để nâng cao nghiệp vụ sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng cho công chức kiểm lâm, ngày 14/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng...
baophutho.vn Ngày 26/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý...
baophutho.vn Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 26/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Lễ dâng hương tưởng...
baophutho.vn Ngày 25/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh,...
baophutho.vn Ngày 24/7, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của...
baophutho.vn Ngày 24/7, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dâng hương tưởng...
baophutho.vn Ngày 24/7, đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Việt Trì đến thăm, tặng quà gia đình chính...
baophutho.vn Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, 22 giờ ngày 23/7 hồ thủy điện Hòa Bình sẽ mở tiếp cửa xả đáy thứ 3.
baophutho.vn Từ ngày 15/7 đến ngày 22/7 trên địa bàn huyện Yên Lập liên tục có mưa vừa, mưa to; ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa lũ, địa bàn tiếp tục có...
baophutho.vn Ngày 23/7, đồng chí Nguyễn Thanh Hải- Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tình hình sản...
baophutho.vn Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 * 27/7/2024), ngày 23/7, đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã...