
{title}
{publish}
{head}
Xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị các cấp cũng như tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã là chủ trương lớn, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp ủy, chính quyền các cấp nói riêng và tỉnh nói chung trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi, còn có những khó khăn nhất định.
Bí thư Thị ủy Phú Thọ Nguyễn Minh Xuyên thảo luận tại Kỳ họp.
Tại thị xã Phú Thọ, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, thị xã Phú Thọ đã xây dựng phương án thành lập 3 đơn vị hành chính (ĐVHC) là 3 phường, giảm 6 đơn vị, đạt tỷ lệ 66,7%. Các xã, phường được sắp xếp đều có vị trí địa lý liền kề, tương đồng về truyền thống lịch sử, văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính sau sáp nhập. Thị xã cũng đã tiến hành lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình và lấy ý kiến của đại biểu HĐND các cấp. Kết quả tỷ lệ đồng ý đạt 99,35%. Điều này khẳng định sự đồng thuận và tính thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bản về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Tuy nhiên bên cạnh thuận lợi là cơ bản, trong quá trình triển khai thực hiện cũng đặt ra những khó khăn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn tâm tư, băn khoăn về tên gọi đơn vị hành chính, địa giới; tâm lý, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức về việc sắp xếp, bố trí, công việc và giải quyết chế độ chính sách cán bộ sau sắp xếp.
Đối với địa bàn đô thị như TX Phú Thọ, một số dịch vụ, công trình, dự án phục vụ chung cho cả địa bàn của thị xã (bao gồm các phường sau sát nhập) hiện tại đang do cấp thị xã quản lý và vận hành, sau khi sắp xếp, sát nhập sẽ khó có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trụ sở hành chính sau sáp nhập chưa đồng bộ, mỗi xã, phường (cũ) có 1 trụ sở, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng cho mô hình cũ, nay tiến hành sắp xếp, sát nhập nhu cầu để bố trí cơ sở vật chất cho bộ máy mới vẫn cần phải có sự đầu tư, chỉnh trang để phù hợp với quy mô mới mới đáp ứng được. Mặt khác, để phục vụ người dân trong giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 nếu để đáp ứng tối ưu việc thực hiện các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp khi giao dịch, nhất là khi không còn cấp huyện thì cơ sở vật chất, công nghệ thông tin còn hạn chế. Việc số hóa các hồ sơ tài liệu trước khi sáp nhập...cũng gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, thủ tục hành chính thay đổi, một số giấy tờ nhân thân, đất đai phải điều chỉnh, dẫn đến thay đổi đầu mối quản lý nhà nước, đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, thời gian và chi phí mà người dân, doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành thủ tục là những nội dung mà người dân cũng băn khoăn.
Bí thư Huyện ủy Đoan Hùng Phạm Văn Quang đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Còn tại huyện Đoan Hùng, sau 2 lần sắp xếp (giai đoạn 2019 – 2021 và giai đoạn 2023 – 2025), huyện xây dựng phương án thành lập 5 ĐVHC mới, giảm 9 đơn vị, đạt tỷ lệ 64,2%. Huyện đã tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình tại các xã, thị trấn. Kết quả cho thấy tỷ lệ cử tri đồng ý đạt trên 98%, thể hiện sự tin tưởng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, Đoan Hùng có diện tích tương đối lớn, lại vừa thực hiện sáp nhập từ 14 xã để thành lập 6 xã mới từ ngày 1/1/2025, bộ máy mới vừa đi vào hoạt động, cán bộ, đảng viên, nhân dân còn đang dần ổn định, nền nếp. Nay thực hiện chủ trương tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, diện tích các xã mới sáp nhập khá lớn (như xã Chân Mộng có diện tích lớn nhất gần 90 km2), địa hình xã mới có sự chia cắt bởi sông Lô, các dãy núi, trước mắt khó khăn trong việc lựa chọn trụ sở ở một số xã (như Chân mộng, Chí Đám). Mặt khác, dân số đông, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, địa hình trải dài, đường liên thôn, liên xã một số nơi nhỏ hẹp, xuống cấp, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến khả năng quản lý, cung cấp dịch vụ công, an ninh trật tự, an ninh nông thôn, nhất là ở những thôn xa.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hệ thống trụ sở xã hầu hết nhỏ, hẹp, cũ, đã lạc hậu không đáp ứng được quy mô cán bộ, yêu cầu công việc của xã sau sáp nhập, dẫn đến khó khăn trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó quản lý, sử dụng tài sản công, các công trình, trụ sở của xã cũ sau sắp xếp sáp nhập.
Về công tác cán bộ, một bộ phận cán bộ tâm lý dao động, còn có tâm tư, băn khoăn, lo ngại mất việc hoặc phải thay đổi vị trí công tác. Các đơn vị sự nghiệp ở xã gặp khó khăn trong bố trí, sắp xếp cán bộ, nguồn thu chi trả cho cán bộ khi thành lập mỗi xã có 1 trung tâm hành chính công. Trình độ cán bộ không đồng đều sau khi sáp nhập cũng là một bài toán khó.
Và cũng như TX Phú Thọ, sau sáp nhập, hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, người dân phải điều chỉnh giấy tờ cá nhân, đất đai, đăng ký kinh doanh... gây áp lực lớn cho bộ máy một cửa. Việc cập nhật dữ liệu, đồng bộ thông tin chưa hoàn thiện dẫn đến việc kết nối với tỉnh sẽ rất khó khăn.
Xác định việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là việc hệ trọng của quốc gia, dân tộc và là việc lớn, khó và phức tạp. Theo đó, phải cùng lúc thực hiện một khối lượng công việc lớn, với yêu cầu nhanh và bảo đảm được chính quyền hoạt động được ngay sau khi được tổ chức lại, TX Phú Thọ, huyện Đoan Hùng cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh mong muốn các cấp chính quyền từ TW đến tỉnh kịp thời ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn cán bộ để có cơ sở thực hiện ngay sau sáp nhập, cơ bản đảm bảo việc bố trí cán bộ ổn định, hợp lý, thuận lợi, yên tâm công tác. Đặc biệt, cho huyện chủ động trong công tác điều động cán bộ giữa các xã, để thuận lợi, cân đối tinh giảm trong lộ trình 5 năm.
Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trụ sở làm việc sau sắp xếp hoặc sớm bố trí trụ sở làm việc mới, đặc biệt ở các xã có trụ sở hiện nay không phù hợp sau sáp nhập để đảm bảo sự gần dân, sát dân, thuận lợi trong công tác lãnh chỉ đạo, sự đồng thuận của người dân. Sớm có hướng dẫn quản lý vận hành các công trình, dự án với quy mô liên xã, phường, khu vực một cách phù hợp để phục vụ người dân trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn các đô thị.
Bên cạnh đó, hỗ trợ đầu tư hạ tầng số, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số: Đơn giản hóa các thủ tục chuyển đổi giấy tờ cho người dân; đồng bộ dữ liệu quản lý hộ tịch, đất đai, doanh nghiệp trên địa bàn các xã mới.
Dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, các ban ngành của tỉnh cùng với tinh thần quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong cán bộ, Đảng viên và Nhân dân, tin tưởng rằng, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ sẽ thành công, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền tỉnh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Nhóm PV Điện tử
baophutho.vn Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận...
Cùng với việc xem xét các dự án luật, trong chiều 12/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
baophutho.vn - Thưa các quý vị đại biểu khách mời!
baophutho.vn Ngày 28/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, kết hợp lấy ý kiến tham...
baophutho.vn Chiều 26/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND...
baophutho.vn Ngày 26/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Đinh Công Thực - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND...
baophutho.vn Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, ngày 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.
baophutho.vn Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, ngày 15/4, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp với lấy ý kiến...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Trong phiên họp lần này, nếu Chính phủ trình kịp Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của một số tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số...