{title}
{publish}
{head}
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây bệnh. Một trong số những bệnh lý phổ biến cả người lớn lẫn trẻ nhỏ mắc phải vào thời điểm này là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nếu như trước đây, mỗi ngày Khoa Nội Hô hấp - Tiêu hóa chỉ tiếp nhận từ 3-5 người bệnh nhập viện do bệnh lý tiêu hóa thì ở thời điểm hiện tại, số lượng này đã dao động từ 10-15 người bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số bệnh nhân nhập viện điển hình liên quan đến bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
Bệnh nhân N.H.T 17 tuổi (xã Thụy Vân, TP Việt Trì) vào viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng. Được biết, buổi tối trước ngày vào viện, bệnh nhân đã ăn bạch tuộc, ếch, đồ ăn vặt, sau đó xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ thượng vị, có lúc trội thành cơn, nôn ra thức ăn lẫn dịch dạ dày, đi ngoài nhiều lần.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Liên tiếp 4 ngày điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch, men vi sinh, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Số người mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nhập viện vẫn sẽ tăng khi thời tiết miền Bắc còn nắng nóng.
TS.BS Lê Thị Hồng Nhung - Phó trưởng Khoa Hô hấp - Tiêu hóa, Bệnh viên Đa khoa tỉnh cho biết: "Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi. Đặc biệt, khi nguyên liệu không được chế biến, bảo quản an toàn, người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh lý liên quan".
Nhiễm trùng đường ruột hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa chủ yếu lây qua đường ăn uống. Các sinh vật gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công cơ thể gây nhiễm trùng đường ruột, dễ biến chứng thành nhiễm trùng máu.
"Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường bao gồm các triệu chứng: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt, mệt mỏi, chướng bụng... Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất nước, mất điện giải, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu bị ngộ độc hoặc nhiễm trùng nặng” - TS.BS Lê Thị Hồng Nhung phân tích.
Để phòng tránh tốt các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa nói chung, các bác sĩ khuyến cáo, người dân trước khi tiêu thụ thực phẩm cần nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng.
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, chỉ trong tháng 7/2024, Khoa Nội nhi tổng hợp của bệnh viện đã tiếp nhân hơn 300 bệnh nhi nhập viện do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt, biếng ăn, nôn, đau bụng, đi ngoài, mất nước.
Phụ huynh bệnh nhi Đ.N.Q.T 5 tuổi (ở huyện Thanh Ba) chia sẻ: “Cháu nhà tôi xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đi ngoài sau khi ăn bánh chuối, bún, uống sữa. 3 hôm sau, bệnh tình không thuyên giảm, tôi đưa cháu đến Bệnh viện Sản nhi.
Cháu không thể đi ngoài, ăn rất ít, sờ vào bụng kêu đau. Bước đầu, các bác sĩ ở đây chẩn đoán cháu bị nhiễm rotavirus, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm thêm xét nghiệm rồi đưa ra kết quả chuẩn xác hơn về bệnh tình”.
Lý giải về nguyên nhân trẻ nhỏ thường dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, bác sĩ Hà Phương Loan - Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản nhi tỉnh cho biết: “Bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do thống miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh, dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công.
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy khiến trẻ nhập viện. Ngoài ra có thể gặp một số virus, vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác như: Norwalk virus, e.coli, listeria, entamoeba histolytica, cryptosporidium... gây ra”.
Điều dưỡng cho trẻ uống vắc-xin Rota tại Trung tâm Tiêm chủng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.
Bác sĩ Hà Phương Loan đưa ra khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và thường xuyên thay tã lót cho trẻ. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, phụ huynh cần rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn và trong quá trình chăm sóc trẻ.
Bác sĩ cũng khuyến khích cha mẹ nên cho trẻ tiêm hoặc uống vắc-xin Rota phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus gây ra và tuyệt đối cha mẹ không tự tiện sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bảo Thoa
Cà phê có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, có nên dùng cà phê trước khi tập thể dục, đặc biệt là khi bụng đói hay không?
Dị dạng mạch não là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc bất thường của các mạch máu trong não.
Không chỉ sốt rét hay sốt xuất huyết được biết đến là do muỗi truyền, nhiều bệnh khác cũng từ đường lây truyền này, có tác động tiềm tàng đối với sức khỏe...
Không chỉ cho quả bổ dưỡng, mà các bộ phận của cây ổi trong đó có lá ổi đều được dùng làm thuốc chữa bệnh...
baophutho.vn Là bệnh viện đầu ngành về nhãn khoa của tỉnh, Bệnh viện Mắt luôn chú trọng đầu tư trang, thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh...
Trình tự ăn thực phẩm trong bữa cơm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ăn thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Đây cũng là chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng tế bào khỏe mạnh. Vậy cơ thể cần bao...
baophutho.vn Thời gian gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung đang ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi....
Bông cải xanh (súp lơ xanh) và súp lơ trắng không chỉ thuộc cùng một họ thực vật mà còn có một số điểm tương đồng về dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe. Vậy loại rau nào nổi trội hơn?
Với người bị bệnh gout và người có nguy cơ bị bệnh gout, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp không bị đau. Tìm hiểu những thực phẩm nên tránh và...
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để có một buổi chạy hiệu quả, bạn nên lưu ý 5 mẹo dưới đây...
baophutho.vn Người bệnh N.V.N, 50 tuổi, địa chỉ xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy ngừng tim, ngừng tuần hoàn vừa được cấp cứu thành công nhờ sự phối hợp liên...