
{title}
{publish}
{head}
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Dinh dưỡng là một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh khí phế thũng
Khí phế thũng là một bệnh phổi mạn tính phổ biến, thường là hậu quả của các bệnh lý hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản kéo dài.
Bệnh gây ra những tổn thương không hồi phục ở phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy kéo dài và khó thở ngày càng tăng. Nếu không được điều trị và quản lý tốt, khí phế thũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Khí phế thũng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học giúp cung cấp năng lượng cần thiết, tăng cường miễn dịch, giảm viêm và cải thiện chức năng phổi cho người bệnh vì người bệnh khí phế thũng thường tiêu hao nhiều năng lượng hơn do phải gắng sức để thở.
Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là protein giúp duy trì khối lượng cơ bắp bao gồm cả cơ hô hấp, giúp thở dễ dàng hơn.
Người bệnh phổi mạn tính dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Một chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất sẽ tăng cường hệ miễn dịch và giúp phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm trùng. Việc sử dụng các thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong đường thở và cải thiện chức năng phổi.
Người bệnh khí phế thũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt để cải thiện chức năng phổi.
Theo ThS.BSNT Phan Hữu Kiệm, Bệnh viện Phổi Hà Nội, người bệnh khí phế thũng cần được điều trị để giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Khi ăn nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ và tránh nằm ngay sau bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thức ăn thức mềm, dễ tiêu hóa như: sữa chua, gạo, khoai tây, gà hay cá có thể dễ chịu hơn so với thịt đỏ và các món ăn nặng...
2. Nhóm chất dinh dưỡng giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi
Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe phổi và chất lượng cuộc sống của người bệnh khí phế thũng. Các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi bao gồm: Protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh, carbohydrate phức hợp, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Protein
Protein giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp bao gồm cả các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn), giúp người bệnh thở tốt hơn. Protein cũng hỗ trợ hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Nguồn thực phẩm giàu protein chất lượng cao như: Thịt nạc (gà, cá), trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai ít béo), các loại đậu và đỗ, các loại hạt...
Carbohydrate phức hợp
Carbohydrate phức hợp là nguồn carb tốt cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể một cách ổn định.
Carbohydrate phức hợp có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám), rau củ (khoai lang, bí đỏ), trái cây tươi...
Chất béo lành mạnh (đặc biệt là omega-3)
Chất béo lành mạnh cung cấp năng lượng cho người bệnh khí phế thũng. Chất béo không bão hòa đơn và đa (đặc biệt là omega-3) có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm trong đường thở.
Nguồn thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm...), hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu ô liu, quả bơ...
Chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... hỗ trợ tiêu hóa, ổn định đường trong máu và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng đối với người bệnh khí phế thũng vì thừa cân gây thêm áp lực lên tim và phổi, làm trầm trọng thêm các triệu chứng hô hấp.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin C là chất chônhs oxy hoá mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào phổi. Vitamin C có nhiều trong các loại quả mọng (dâu tây, việt quất), cam, chanh, ổi, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh...
Vitamin D hỗ trợ chức năng phổi và hệ miễn dịch. Vitamin D có trong cá béo, trứng, sữa tăng cường.
Vitamin E là chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt và dầu thực vật.
Magie hỗ trợ giãn phế quản và cải thiện chức năng phổi. Magie có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm...
Selen là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào phổi. Selen có trong các loại hạt, cá, thịt.
Kẽm có tác dụng điều hòa miễn dịch và có khả năng làm giảm tình trạng viêm mạn tính trong đường thở của người bệnh phổi mạn tính. Việc duy trì đủ lượng kẽm hỗ trợ giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các đợt kịch phát do nhiễm trùng. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt...
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tăng cường miễn dịch cho người bệnh khí phế thũng,
3. Lưu ý trong ăn uống đối với người bệnh khí phế thũng
Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành 4-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính với số lượng lớn thức ăn. Cách này giảm áp lực lên cơ hoành, giúp thở dễ dàng hơn.
Không ăn quá no: Cảm giác no có thể gây khó thở. Nên dừng ăn khi cảm thấy vừa đủ.
Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh nuốt phải nhiều không khí gây đầy bụng và khó chịu.
Uống đủ nước: Duy trì đủ nước là rất quan trọng vì nước giúp loãng đờm, làm cho việc khạc đờm dễ dàng hơn và tránh mất nước.
Không nằm ngay sau khi ăn: Nên chờ ít nhất khoảng 2 tiếng sau khi ăn mới nên nằm để tránh trào ngược dạ dày thực quản và khó thở.
Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi: Tránh hoặc hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, nước ngọt có gas, các loại đậu... có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
Kiểm soát lượng muối: Ăn quá nhiều muối trong các món ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, dưa muối, mắm... gây giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim và phổi.
Tránh các chất kích thích: Tránh caffeine (cà phê, trà đặc, nước tăng lực) và rượu bia vì chúng có thể tương tác với thuốc gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến hô hấp.
Tóm lại, việc áp dụng một chế độ ăn uống đủ chất và đa dạng, ưu tiên thực phẩm chống viêm, giàu vitamin khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe phổi và chất lượng cuộc sống của người bệnh khí phế thũng. Tùy từng tình trạng cụ thể, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống phù hợp nhất.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Đối với người mắc bệnh giãn phế quản, việc bổ sung dinh dưỡng tối ưu thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh.
Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực ...
Trong điều trị bệnh hen suyễn ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập luyện thể dục thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong ...
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ mắc hội chứng DiGeorge, giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng và cải thiện chất ...
Trong thời gian bị thủy đậu, việc tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh nhân ung thư khoang miệng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Thay đổi chế độ ăn uống là một cách tăng sức đề kháng đối phó lại ung thư. Những người có ...
Một chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi cho bệnh nhân mắc sốt rét.
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do...
Hoại tử vô mạch là tình trạng mô xương chết do mất nguồn cung cấp máu. Khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, các tế bào xương không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết,...
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Chế độ ăn hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức. Việc cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm, tái tạo mô...
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất và lành mạnh có thể góp phần duy trì thị lực tốt. Người bị loạn thị cần có chế độ ăn uống phù hợp để làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện...
Kén ăn là một phần bình thường trong quá trình phát triển của nhiều trẻ em nhưng đây lại là vấn đề đối với các bậc cha mẹ muốn đảm bảo con mình có đủ dinh dưỡng.
Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Trong số các biện pháp hỗ trợ điều hòa huyết áp, nhân sâm là một dược liệu quý...