
{title}
{publish}
{head}
Phú Thọ là một trong những tỉnh có diện tích rừng khá lớn. Xác định rừng không chỉ là “lá chắn tự nhiên” bảo vệ con người trước thiên tai mà còn là nguồn sống của người dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, chú trọng chăm sóc, phát triển và thu được kết quả tích cực, bền vững.
Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền, vận động bà con nhân dân xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn nhằm cho giá trị kinh tế cao.
Hàng năm, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa phương có diện tích rừng lớn thường xuyên tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ rừng cho người dân, đặc biệt là người dân sống ven rừng, người dân là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu và tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Vì vậy, diện tích rừng của tỉnh đã được bảo vệ và phát triển hiệu quả. Đến nay, tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh đạt gần 40%.
Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua, huyện Yên Lập có nhiều giải pháp đưa kinh tế đồi rừng trở thành ngành kinh tế chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, huyện đã chuyển hóa rừng cây gỗ lớn hơn 200ha. Để đảm bảo chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn, cũng như chỉ tiêu trồng rừng hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể giao cho Hạt Kiểm lâm và các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ rừng để cây phát triển tốt và hình thành rừng cây gỗ lớn.
Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Lập cho biết: Toàn huyện có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên 30.000ha, trong đó hơn 329ha rừng đặc dụng, hơn 8.600ha rừng phòng hộ, hơn 17.900ha rừng sản xuất, còn lại là ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Người dân trong huyện chủ yếu trồng rừng là cây keo, quế. Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó mục tiêu giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế đồi rừng, trọng tâm là cây gỗ lớn, cây dược liệu được đánh giá là giải pháp khả thi, chính quyền huyện đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, tuyên truyền phát huy vai trò nội lực, tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Hầu hết các địa phương ở huyện đều chú trọng phát triển rừng gỗ lớn.
Không riêng huyện Yên Lập, các huyện có diện tích đất lâm nghiệp nhiều như: Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa cũng đã tập trung thúc đẩy phát triển rừng sản xuất theo hướng trồng mới, chuyển hóa rừng gỗ lớn, mở rộng diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng, các chỉ tiêu về bảo vệ, phát triển rừng hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Hàng năm, toàn tỉnh trồng mới gần 10.000ha rừng tập trung; trồng hơn 2 triệu cây phân tán; chăm sóc gần 30.000ha rừng trồng. Sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng và cây trồng phân tán toàn tỉnh đạt gần 800.000m3. Công tác quản lý, quy hoạch ba loại rừng được chú trọng, đảm bảo tuân thủ các quy định của luật hiện hành, qua đó diện tích rừng trên địa bàn tỉnh được bảo vệ, khai thác sử dụng có hiệu quả và phát triển bền vững, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường; các hành vi vi phạm quy định của luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại; từng bước khai thác, phát huy giá trị rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, trồng mới rừng. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục chính quyền các cấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế rừng; từng bước thực hiện mục tiêu gắn bảo vệ, phát triển, trồng mới rừng với đảm bảo môi trường sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, chống biến đổi khí hậu; gắn nhiệm vụ giữ rừng, trồng mới rừng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoàng Hương
baophutho.vn Dự án Đường song song đường sắt Hà Nội – Lào Cai đoạn từ phường Vĩnh Phúc đến đầu cầu Hạc Trì hiện đã được phê duyệt triển khai 2 gói thầu với...
baophutho.vn Với tỷ trọng chiếm trên 40% GRDP, công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, biến đổi khí...
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,52% trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam là khá cao, tạo nền tảng cho mục...
baophutho.vn Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu ngân...
baophutho.vn Sau sáp nhập, Hiền Lương là một trong những xã có số hộ chăn nuôi và tổng đàn lợn tương đối lớn, trong đó có 859 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 2 trang...
baophutho.vn Những tưởng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được khống chế sau một thời gian dài. Thế nhưng, từ đầu tháng 7 đến nay, xã Thung Nai lại một lần...
baophutho.vn Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã, đang phát sinh một số loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi tại một số địa phương.
baophutho.vn Miền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn triền miên, trời rét, độ nồm ẩm cao dẫn đến việc quần áo, chăn màn giặt xong khó khô, dễ có mùi ẩm...
baophutho.vn Từ năm 2021 đến nay, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỷ đồng, tăng 74,3% so với giai đoạn 2016-2020, vượt 39,6%...
baophutho.vn Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, một tuần trở lại đây, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong...
baophutho.vn Thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) trên địa bàn huyện Yên Lập đã có nhiều đổi mới, nâng cao hiệu quả, đa dạng ngành...
baophutho.vn Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, hình thành mới 85 vùng sản xuất hàng...